Chị Hương tại Sóc Sơn – Hà Nội, năm nay 48 tuổi, chị thường khổ sở mỗi khi ngủ dậy vì chị thường bị tê hết một bên tay. Những lúc như vậy chị phải tích cực một hồi lâu thì tay mới có thể trở lại hoạt động bình thường. Ngoài bị tê bì chân tay lúc ngủ dậy thì chị Hương còn bị viêm phế quản mãn tính. Chị băn khoăn rằng không biết có phải do bệnh về đường hô hấp mãn tính nên khiến cho tay chân chị bị tê bì hay không? Và trong trường hợp như của chị thì phải uống loại thuốc nào để hết chứng tê bì chân tay này?

Để trả lời cho câu hỏi của chị, trong khuôn khổ bài viết này sẽ giải quyết những thác mắc về việc điều trị bệnh tê bì chân tay bằng thuốc gì sao cho hiệu quả nhất.

Chứng tê bì chân tay là một hội chứng phổ biến trong các loại bệnh về thần kinh và có thể gặp ở nhiều các đối tượng khác nhau. Tùy theo từng nguyên nhân gây ra bệnh mà tê bì chân tay được xem là biểu hiện của nhiều căn bệnh từ thông thường cho tới phức tạp thậm chí có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của con người. Chính vì vậy mà người bệnh cần nhận biết tê bì chân tay là bệnh gì để có thể khắc phục nhanh chóng nhất và có những phương pháp điều trị kịp thời. Tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra gây ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn.

Tùy theo một số các loại bệnh lý mà người bệnh còn có thể sẽ cảm thấy đau vai; gáy; thắt lưng nếu như bị thêm bệnh thoái hóa cột sống; đau dây thần kinh hông vì bị thoát vị đĩa đệm nơi cột sống lưng. Khi bạn ăn uống nhiều nhưng vẫn gầy do tiểu đường, mất khả năng vận động nếu như bị viêm đa dây thần kinh…

Các loại bệnh như: viêm phế quản mãn tính; viêm họng không phải là nguyên nhân gây ra các triệu chứng như tê bì chân tay. Đây có thể là triệu chứng của bệnh loãng xương, thoái hóa khớp xương rất hay gặp ở độ tuổi của chị Hương. Chị hiện đang ở trong độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh. Chính bởi vậy mà đa số chị em phụ nữ thường mắc bệnh loãng xương gây ảnh hưởng rất lớn tới đời sống sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, chúng tê bì chân tay cũng có thể là biến chứng của thần kinh; mạch máu và một số bệnh dạng mãn tính như: đái tháo đường; rối loạn lipid máu.

Uống thuốc gì để điều trị tê bì chân tay với phụ nữ trung tuổi 1

Trong những trường hợp như của chị Hương kể trên thì chứng tê bì chân tay mỗi khi ngủ dậy thì khả năng lớn là do bệnh loãng xương. Loại bệnh loãng xương này có nhiều nguyên nhân như: do tuổi tác; do quá trình hủy xương xảy ra mạnh hơn tạo xương; chính do chế độ ăn uống không hợp lý… Nguyên nhân chính, hàng đầu gây bệnh loãng xương tại phũ nữ còn do sự suy giảm nội tiết tố nữ estrogen dẫn tới giảm mật độ xương. Từ đó khiến dây thần kinh bị chèn ép gây ra chứng tê bì các chi. Estrogen đối với chị em phụ nữ đóng vai trò trong quá trình vận chuyển, gắn kết canxi vào khung xương. Bởi vậy, khi thiếu hụt estrogen thì canxi sẽ không được gắn vào xương, gây mất xương và làm loãng xương.

Chính bởi thế, chị em phụ nữ cần lưu ý khi thấy cơ thể xuất hiện triệu chứng chuột rút thường xuyên, tay chân bị tê cứng thì nên nghĩ ngay tới bệnh loãng xương. Bởi chính lúc này, nồng độ canxi trong máu bị hạ, có thể buộc phải thích nghi bằng cách lấy canxi trong xương ra bù. Mỗi khi chân tay bị tê bì là một lần xương của chúng ta lại bị rút đi một ít canxi. Mỗi ngày một ít, và khi không có chế độ chăm sóc phù hợp đề bù đắp lượng canxi bị thiếu hụt này thì hậu quả là bạn sẽ bị loãng xương.

Một khi đã xác định được cụ thể bạn bị tê bì chân tay do loãng xương thì người bệnh cần tích cực điều trị các bệnh với căn nguyên là loãng xương. Đồng thời với đó là điều trị chứng tê bì chân tay nhằm giúp giảm bớt những khó chịu của triệu chứng này đồng thời tránh được các hậu quả nghiệm trọng của bệnh loãng xương đó chính là gãy xương bằng cách: Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên; ngâm nước ấm hàng ngày giúp cho việc tăng cường lưu thông máu, giúp giảm tê bì và đau nhức.

Điều trị chứng tê bì chân tay bằng phương pháp bổ sung Vitamin nhóm B, đặc biệt là B1, B2; B6; B12. Đây đều là các vi chất có tác dụng điều trị đau dây thần kinh; đau cơ xương khớp; điều trị đau do thoái hóa và các loại biến chứng thần kinh cũng như mạch máu rất hiệu quả với chứng tê bì chân tay do loãng xương và các bệnh thuộc dạng mãn tính khác.

Đề phòng và điều trị các căn nguyên gây mất xương, loãng xương, thoái hóa xương khớp bằng sản phẩm có chứa các chất như: canxi nano; vitamin D; MK7; và rất nhiều các dưỡng chất cần thiết cho xương khác như: Magie; kẽm; đồng; mangan; silic; DHA; quercetin…

Để điều trị căn nguyên của bệnh loãng xương thì chị em phụ nữ cần bổ sung lượng estrogen bị thiếu hụt trong cơ thể. Tốt nhất là bổ sung estrogen từ thảo dượ an toàn và hiệu quả hơn rất nhiều.