Hiện nay trên thế giới có khoảng 2% người mắc phải bệnh viêm đa khớp dạng thấp, trong đó việt nam khoảng hơn 1000 người mắc bệnh này. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách điều trị và phòng ngừa bệnh, thậm chí nhiều người còn thắc mắc trong thời gian qua là phải làm sao để phân biệt giữa viêm đa khớp dạng thấp và bệnh gút vì chúng có quá nhiều điểm giống nhau. Trước mắt chúng ta sẽ tìm hiểu viêm đa khớp dạng thấp là gì? Sau đó sẽ đi sâu vào các chi tiết cụ thể để có thể hiểu rõ hơn về bệnh này.

1. Viêm đa khớp dạng thấp là gì?

Viêm đa khớp dạng thấp là tình trạng nhiều khớp bị viêm dẫn đến tổn thương sụn khớp, màng hoạt dịch cũng như xương dưới sụn, về lâu dài dẫn đến tình trạng biến dạng khớp. Đây là bệnh viêm khớp mạn tính hay gặp ở nhiều nước trên thế giới trong đó có việt nam, các biểu hiện thường thấy như người mệt mỏi, xanh xao, các khớp bị sưng đối xứng nhau, buổi sáng hay bị cứng khớp

2. Phân biệt viêm đa khớp dạng thấp và bệnh gút:

Sau khi đã hiểu viêm đa khớp dạng thấp là gì, ta có thể tìm hiểu sâu hơn về bệnh này thông qua việc so sánh giữa điểm giống và khác nhau với bệnh gút:

Điểm khác nhau

-Đầu tiên là nguyên nhân gây bệnh:

+Bệnh viêm khớp dạng thấp: Bệnh có sự xuất hiện của globulin miễn dịch ( nhân tố thấp ) nhưng nói chung không có nguyên nhân cụ thể, và nó là bệnh tự miễn mãn tính.

+Bệnh gút: Nguyên nhân do tăng hấp thu acid uric, rối loạn chuyển hóa acid uric, uống quá nhiều bia rượu, giảm đào thải acid uric, thực phẩm có chứa nhiều nhân purin và đạm.

Bệnh viêm khớp dạng thấp:

+Các ngón tay có hình thoi, đặc biệt là ngón 3 và ngón 2

+Người bệnh kém ăn, người gầy, da xanh nhợt nhạt do mất máu, cơ thể mệt mỏi.

+Các khớp bị viêm dần dẫn đến tình trạng biến dạng và dính lại với nhau. Đặc biệt là bàn tay lưng lạc đà, bàn tay gió thổi.

+Các chi dưới như cổ chân, gối, ngón chân và bàn chân. Các chi trên như bàn tay, ngón tay, cổ tay. Các khớp háng, khuỷu, ức đòn, vai, thái dương hàm, đốt sống cổ sẽ bị sưng đau ở cả 2 bên và người bệnh sẽ khó vận động. Ban đêm các cơn đau tăng nhiều, có thể có nước ở khớp gối, vào buổi sáng hay bị cứng khớp.

+Các gân cũng hay bị viêm, đặc biệt là gân Achille. Các cơ quanh khớp viêm cũng bị teo lại.

+Lòng bàn tay bị hồng ban, da bị khô.

+Ở xương chày gần khớp gối hay ở xương trụ gần khớp khuỷu hay nổi các hạt dưới da, những hạt này có kích thước từ 5-20mm.

Bệnh gút:

+Những cơn gút cấp tính thường làm bệnh nhân rất đau, kể cả va chạm nhẹ cũng gây đau nhói

+Người bệnh sẽ bị sốt phản ứng ( sốt vừa hoặc sốt cao ).

+Bệnh khớp do urat: các khớp sẽ bị sưng to vừa phải, khớp bị cứng nhưng không đối xứng nhau, người bệnh sẽ cảm thấy khó vận động và có thể nổi các hạt tophi.

+Các khớp ngón chân, cổ tay sẽ bị sưng nóng đỏ, nhưng thường thì cơn gút cấp tính sẽ xuất hiện ở đốt ngón cái của bàn chân, đồng thời lượng acid uric trong máu cũng sẽ tăng cao.

+Thông thường ở các ngón chân cái, sụn vành tai, gân Achille, khuỷu tay, mu bàn chân, gót chân có thể xuất hiện các hạt tophi.

+Viêm gân và viêm bao hoạt dịch.

Viêm đa khớp dạng thấp là gì và phân biệt với bệnh gút như thế nào 1

-Cận lâm sàng:

Đối với viêm đa khớp dạng thấp:

+Dịch khớp: phản ứng Waaler – Rose dương tính, nhiều bạch cầu đa nhân trung tính, phản ứng Latex ( RF ) dương tính ( phản ứng nhân tố thấp ), ít lympho bào tượng trong khớp giảm.

+Công thức trong máu: bạch cầu tăng hoặc giảm, hồng cầu giảm, máu lắng tăng, nhược sắc.

+Chụp X quang lúc đầu sẽ cho thấy xương mất vôi ở khoảng gần khớp, sưng mô mềm. Ở giai đoạn sau khoảng cách 2 đầu xương sẽ bị thu hẹp lại, bờ xương bị loét, trục khớp bị lệch, hủy sụn khớp, bờ xương nham nhở. Khớp đốt ngón xa không thấy bị tổn thương. Khe khớp hẹp dần rồi dẫn đến dính khớp.

Đối với bệnh gút:

+Cấy dịch khớp thường không có vi khuẩn. Có nhiều bạch cầu trong dịch khớp, trong các bạch cầu có chứa nhiều tinh thể urat đọng lại ở các khớp.

+Xét nghiệm máu sẽ thấy máu lắng tăng, bạch cầu tăng.

+Chụp X quang sẽ đánh giá được độ tổn thương của khớp, các khớp sẽ có hình ảnh tinh thể urat lắng đọng. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ xuất hiện hẹp khe khớp, đầu xương bị khuyết hình hốc, gai xương.

+Thường tăng acid uric trong máu.

Tuy nhiên giữa 2 bệnh này cũng có nhiều điểm giống nhau như:

+Đều có viêm gân

+Các khớp đều bị sưng nóng đỏ

+Dịch khớp bạch cầu tăng

+Cổ chân, cổ tay, các khớp ngón tay, ngón chân thường xuyên bị đau.

+Có thể xuất hiện biến dạng khớp.

Khi đã hiểu được bệnh viêm đa khớp dạng thấp là gì cũng như được các bác sĩ chẩn đoán cụ thể thì người bệnh sẽ được định hướng phương pháp điều trị dễ dàng hơn. Tuy nhiên vì đây là bệnh tự miễn nên việc điều trị rất khó khăn. Người bệnh nên kiên trì điều trị trong thời gian dài và phải tuân thủ tuyệt đối mọi yêu cầu của bác sĩ.