Viêm khớp cùng chậu xảy ra phổ biến ở nữ giới, đặc biệt trong và sau sinh đẻ. Ở giai đoạn nặng bệnh làm tăng nguy cơ mắc viêm dính khớp cột sống và khiến người phụ nữ gặp khó khăn với quá trình sinh nở. Theo thống kê, nữ giới chiếm tỉ lệ cao trong nhóm đối tượng bị viêm khớp cùng chậu. Bệnh khi không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng không chỉ tới sức khỏe mà còn đảo lộn cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.

Viêm khớp cùng chậu là gì?

Khớp cùng chậu là bộ phận bao gồm 2 khớp nối của đoạn thấp nhất cột sống (xương cùng cụt) với phần sau xương chậu. Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm vô khuẩn hoặc nhiễm khuẩn xảy ra tại 1 hoặc thậm chí cả 2 khớp.

Viêm khớp cùng chậu ở nữ giới, những điều bạn chưa biết? 1

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm khớp cùng chậu ở nữ giới

Nữ giới chiếm tỉ lệ cao bị viêm khớp cùng chậu. Dấu hiệu nhận biết viêm xương chậu ở nữ giới là:

  • Cơn đau âm ỉ tại cột sống thắt lưng kèm theo triệu chứng teo mông. Dấu hiệu này rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh về cột sống như: thoát vị đĩa đệm cột sống lưng hay đau dây thần kinh tọa….
  • Đối với phụ nữ sau sinh, bệnh sẽ gây nên những cơn đau dữ dội khiến bệnh nhân không còn khả năng ngồi lâu tại 1 chỗ do vị tê cứng 2 chân, cúi hoặc nghiêng người gặp rất nhiều khó khăn.
  • Với phụ nữ mang thai, bệnh xuất hiện sớm ở 1 vài tháng đầu và thậm chí kéo dài tới khi sinh con xong.
  • Ngoài ra, cơn đau còn xuất hiện tại: bụng dưới, đau cổ tử cung và đau túi cùng của âm đạo, đau lan xuống đùi… kèm theo dấu hiệu sốt rét, buồn nôn.
  • Biểu hiện: viêm vòi trứng, cổ tử cung dẫn tới tích mủ vòi và buồng trứng, tắc vòi trứng gây vô sinh,… hay gặp ở phụ nữ độ tuổi sinh sản.

Viêm khớp cùng chậu ở nữ giới, những điều bạn chưa biết? 2

Nguyên nhân dẫn tới viêm khớp cùng chậu ở nữ giới

Bệnh viêm khớp cùng chậu ở nữ giới do rất nhiều tác nhân gây bệnh khác nhau. Nếu như đối với nam giới, bệnh do bị viêm cột sống dính khớp thì đối với nữ giới thì hoàn toàn ngược lại. Nguyên nhân gây bệnh là: yếu tố nhiễm khuẩn. Nhóm đối tượng phụ nữ bị bệnh: viêm đại tràng hay viêm nhiễm đường sinh dục…. cũng có khả năng cao bị bệnh. Ngoài ra, phụ nữ mang thai và sinh xong cũng hay bị viêm nhiễm đường tiết niệu gây nên bệnh.

Ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe người phụ nữ

Viêm xương chậu ở nữ giới có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động mang thai và sinh nở của người phụ nữ. Theo đó, phụ nữ bị bệnh này khi mang thai sẽ phải mổ đẻ do độ co giãn của khung chậu không tốt. Khi bị bệnh lâu ngày không được điều trị dẫn tới hiện tượng dính khớp khiến thai nhi gặp rất nhiều khó khăn và thậm chí không thể qua tiểu khung hẹp trong khi rặn đẻ.

Viêm khớp cùng chậu ở nữ giới, những điều bạn chưa biết? 3

Điều trị viêm khớp cùng chậu

  • Cách chữa viêm khớp xương chậu bằng thuốc

Khi bị viêm khớp cùng chậu, người bệnh sẽ thường được chỉ định sử dụng kháng sinh có độ hoạt phổ rộng hoặc kháng sinh đồ. Điều trị triệu chứng của bệnh sẽ cần  phải dùng tới loại thuốc chống viêm và giảm đau. Ở giai đoạn bệnh được đầy lùi, người bệnh cần tập thể dục theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ nhằm duy trì chức năng vận động cột sống.

  • Điều trị không dùng thuốc

Để trị viêm khớp cùng chậu tận gốc, người bệnh chỉ uống thuốc thôi là chưa đủ. Điều đó có nghĩa là, bạn cần kết hợp với luyện tập, sinh hoạt lành mạnh. Thường xuyên thực hiện các bài tập vận động phù hợp, đúng kĩ thuật sẽ giúp xương chậu luôn cơ động, linh hoạt và dẻo dai.

Như vậy, với những thông tin chia sẻ về viêm khớp cùng chậu đối với nữ giới ở trên hi vọng bạn sẽ ý thức hơn trong việc phòng tránh, bảo vệ sức khỏe bản thân một cách tốt nhất.