Viêm khớp nhiễm khuẩn (viêm khớp sinh mủ) là một bệnh viêm khớp do những loại vi khuẩn sinh mủ không đặc hiệu, không phải do các bệnh lao, nấm, phong hay ký sinh trùng… gây bệnh mà tác nhân là: 50-70% trường hợp tụ cầu vàng và nhiều yếu tố khác….

Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn

Viêm khớp nhiễm khuẩn, tổng hợp những thông tin quan trọng 1

Hầu hết trường hợp bị bệnh do vi khuẩn lan truyền theo con đường máu rồi xâm nhập vào các khớp. Vi khuẩn từ mao mạch của màng hoạt dịch khớp xâm nhập vào bên trong màng hoạt dịch và bám dính tại vị trí gây ra phản ứng được tập trung bạch cầu trung tính sau khoảng thời gian ngắn. Trong khoảng 48 giờ thì các bộ phận sụn khớp sẽ nhanh chóng chịu tổn thương do vi khuẩn kích thích tế bào sụn để giải phóng protease và cytokin. Đồng thời, vi khuẩn cũng gây nên hiện tượng viêm tắc hệ thống mạch máu màng hoạt dịch. Ngoài ra, viêm khớp nhiễm khuẩn còn có thể do xương, phần mềm cạnh các khớp bị nhiễm khuẩn.

Các dấu hiệu viêm khớp nhiễm khuẩn

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn:

  • Vị trí tổn thương:

90% người bệnh có những tổn thương ở khớp. Chủ yếu ở các khớp gối và một số khớp ít gặp hơn: khớp háng, cổ tay, vai hay cổ chân và khuỷu tay…. Viêm nhiễm khuẩn nhiều khớp gặp phổ biến nhất ở những người có tiền sử bị bệnh viêm khớp dạng thấp.

Viêm khớp nhiễm khuẩn, tổng hợp những thông tin quan trọng 2

  • Dấu hiệu tại khớp:

Sưng, nóng, đỏ và đau là các triệu chứng cơ bản tại các khớp. Ngoài ra, còn có thể xuất hiện hiện tượng tràn dịch khớp, hạn chế khả năng vận động và co khớp. Tuy nhiên, ở một số khớp như khớp háng và khớp cùng chậu lại khó có thể phát hiện được hiện tượng sưng khớp.

  • Dấu hiệu ngoài khớp:

Viêm khớp nhiễm khuẩn có thể nhận biết bằng các dấu hiệu ngoài khớp khác. Trong đó, chủ yếu sẽ là hội chứng nhiễm khuẩn. Trong đó, chủ yếu sẽ là: tình trạng sốt cao (trên 38 độ, thậm chí trên 40 độ) và rét run. Đối với những người bệnh ở độ tuổi cao hoặc đang mắc phải căn bệnh suy giảm hệ miễn dịch, viêm khớp dạng thấp thì sẽ không có dấu hiệu sốt cao.

Để chẩn đoán bệnh chính xác hơn, bạn cũng có thể căn cứ vào một số triệu chứng cận lâm sàng, thông qua chụp Xquang, chụp cắt lớp vi tính, xét nghiệm dịch khớp và chụp cắt lớp vi tính….

Phương pháp điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn

Viêm khớp nhiễm khuẩn, tổng hợp những thông tin quan trọng 3

Khi được chẩn đoán bệnh, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng các loại kháng sinh đường tĩnh mạch, dẫn lưu mủ khớp trong trường hợp cần thiết cũng như bất động khớp để ngăn chặn tình trạng hủy hoại các khớp. Cần thiết sẽ phải thực hiện ngay cấy máu, loại bỏ dịch khớp và tiến hành xét nghiệm dịch khớp bằng phương pháp soi tươi nhuộm gram để tìm vi khuẩn. Căn cứ vào kết quả đó để lựa chọn loại thuốc kháng sinh phù hợp. Lưu ý cần tránh sử dụng kháng sinh tiêm trực tiếp vào khớp bởi nó sẽ gây nên tác dụng phụ không mong muốn cũng như dẫn tới tình trạng viêm khớp. Ngoài ra, đối với một số trường hợp khác có thể tiến hành nội soi rửa khớp hoặc phẫu thuật mở khớp khi cần thiết.

Mọi đối tượng đều có khả năng bị viêm khớp nhiễm khuẩn, đặc biệt người có tiền sử bệnh liên quan tới khớp sẽ có nguy cơ cao bị bệnh hơn. Do vậy, để không mắc phải căn bệnh này bạn cần thực hiện các biện pháp phòng tránh tích cực.