Quả dưa leo là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày cũng như làm đẹp. Tuy nhiên, nó cũng là một vị thuốc hỗ trợ chữa trị bệnh gout hiệu nghiệm. Tại sao dưa leo lại có công dụng như vậy và công thức được thực hiện như thế nào?

Tại sao quả dưa leo lại có tác dụng trị bệnh gout?

Dưa leo hay còn gọi là dưa chuột, tên khoa học: Cucumis sativus và nằm trong họ bầu bí. Thành phần chính của dưa leo đó là các hợp chất vitamin tốt cho làn da và có lợi cho cơ quan tiêu hóa. Bên cạnh đó, quả dưa leo còn có chất purin và lượng nước dồi dào hỗ trợ tích cực điều trị đau nhức do bệnh gout gây ra. 100 gram dưa leo trung bình sẽ có 7,3mg purin. 95% lượng nước có trong quả dưa leo giúp cơ thể đào thải acid uric dư thừa. Trong khi đó, y học cổ truyền cho rằng: dưa leo có tính mát, vị ngọt và công dụng giải độc, thanh nhiệt.

Hướng dẫn thực hiện công thức trị bệnh gout bằng dưa leo

Dưa leo có thể được ăn sống hoặc chế biến thành nhiều món ngon bổ dưỡng. Để điều trị bệnh gout bằng quả dưa leo bạn có thể thực hiện theo công thức sau:

Công thức 1:

Nguyên liệu: 1 trái dưa leo, mộc nhĩ- 2 lạng, gừng tươi- 1 củ và 1 nhánh sả.

Cách thực hiện: rửa sạch dưa leo sau đó bổ đôi. Phơi khô mộc nhĩ. Gừng được rửa sạch và thái thành nhiều lát. Sả được rửa sạch và đập dẹp. Sau đó cho tất cả những vị thuốc vào cùng một ấm và đổ ngập 700ml nước đun cạn. Còn lại 300ml thuốc sắc thì chia đều thành 3 phần để uống trong ngày. Thuốc được uống cách nhật.

Công thức 2:

Quả dưa leo và những công dụng trong chữa trị bệnh gout 1

Nguyên liệu chuẩn bị: 1 lát chanh tươi, ½ củ gừng nhỏ, 1 quả dưa leo và cần tây tươi 2 nhánh.

Cách dùng: rửa sạch nguyên liệu đã được chuẩn bị như trên. Cần tây và dưa được sắt thành khúc, băm nhuyễn gừng. Cuối cùng cho hỗn hợp xay nhuyễn, chắt lấy phần nước. Nước ép được chia thành 2 phần sử dụng trước hay sau bữa ăn cơm. Bài thuốc được dùng liên tục trong 10 ngày, 5 ngày sau dùng tiếp.

Điều trị bệnh gout toàn diện và triệt để không chỉ sử dụng những bài thuốc từ quả dưa leo mà bạn còn phải lưu ý nhiều vấn đề khác. Trong đó, cần kiêng thuốc lá, đồ uống có cồn hay chất kích. Người bệnh cũng cần tránh các loại thực phẩm làm tăng acid uric trong máu. Ví dụ như: măng tây, măng tre, bạc hà, nấm….