Bệnh lao cột sống là tình trạng bị nhiễm khuẩn tại hệ thống xương khớp cột sống do vi khuẩn trực khuẩn lao gây ra. Cùng tìm hiểu bệnh lao cột sống có dễ lây lan không và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Bệnh lao cột sống có dễ lây lan không?

Bệnh lao là một loại bệnh do vi khuẩn gây ra, nhiễm lao thường thông qua đường hô hấp, người bình thường khi hít phải các bệnh phẩm có trong không khí do người bị bệnh tạo ra cũng có nguy cơ bị nhiễm bệnh. Bệnh cũng có thể bị lây truyền qua việc tiếp xúc thông qua nước bọt, các dịch của cơ thể, các vết xước trên da hoặc tiếp xúc với máu của người bệnh. Khi một người mẹ bị lao cũng có thể truyền vi khuẩn lao trong quá trình mang thai, sinh con thông qua động mạch ở phần cuống rốn.
Bệnh lao cột sống là một loại bệnh do nhiễm trùng vi trùng lao với các biểu hiện của bệnh nhiễm trùng và nhiễm độc như: mệt mỏi; chán ăn; gầy sút, bị sốt về thời gian buổi chiều. Cùng với đó là các biểu hiện riêng ở phần cột sống. Tại các giai đoạn sớm của bệnh thì triệu chứng chủ yếu của bệnh là đau tại chỗ đốt sống bị tổn thương. Khi bệnh đến giai đoạn sau cơn đau sẽ lan ra theo rễ thần kinh tương ứng và cảm giác đau có xu hướng tăng dần lên, đau nhiều hơn khi đi lại, hoặc mang vác các vật nặng, cũng có thể là do bạn ho hoặc hắt hơi.

Bệnh lao cột sống có dễ lây lan không và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả

Bệnh lao cột sống là tính trạng bị nhiễm khuẩn tại hệ thống xương khớp cột sống go vi khuẩn trực khuẩn lao gây ra. Lao xương khớp có nguồn gốc từ vi khuẩn lao phổng hoặc vi khuẩn lao tại hệ thống tiêu hóa theo đường máu, đường huyết di chuyển tới khu trú tại các bộ phận ở xương khớp từ đó phá hoạt khớp xương, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới xương khớp. Trong các trường hợp lao trong phổi hay ngoài phổi đều có thể lây lan sang cho người khác, lao xương khớp ít phát tán hơn bệnh lao phổi.

Các cách phòng ngừa bệnh lao cột sống cần thiết:

+ Hạn chế việc tiếp xúc với những bệnh nhân bị lao, nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh và chú ý đến việc khạc đờm theo đúng nơi quy định.
+ Nên tiến hành khám bệnh lao từ 3 – 6 tháng nên khám định kỳ một lần.
+ Có chế độ ăn uống khoa học để giữ gìn sức khỏe và có cuộc sống lành mạnh để giúp tăng sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch giúp chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn.
+ Tới các bệnh viện khi nhiễm lao và thực hiện theo sự điều trị của các bác sĩ từ sớm để có thể đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Người bệnh nên xác định rõ bệnh nhân bị lao cột sống và có bị ở các cơ quan khác không, đặc biệt là phổi vì từ đó có thể áp dụng được các biện pháp giúp phòng ngừa bệnh tốt nhất.