Cây lá cẩm không chỉ là một loại thực phẩm dùng để chế biến các món ăn ngon mà nó còn là vị thuốc thảo dược có công dụng chữa bệnh gai cột sống. Bài thuốc với thành phần nguyên liệu chính từ cây lá cẩm được thực hiện đơn giản trong khi đó hiệu quả mang lại rất lớn.

Đặc điểm của cây lá cẩm

Cây lá cẩm là một loại thực vật bậc thấp có chiều cao từ 40 đến 50cm và nhiều nhánh. Thân cây nhẵn và có đường kính từ 1-2mm. Quả dài từ 1,5cm. Lá cây giống như hình quả trứng và thường mọc đối với nhau. Hoa mọc thành cụm ở phần ngọn và phần cánh hóa có màu tím nhạt. Loại cây này phân bố nhiều ở khu vực miền Trung trở vào. Nó thường được sử dụng để tạo màu khi đồ xôi. Trong y học cổ truyền nó lại trở thành một vị thuốc thảo dược.

Tác dụng của cây lá cẩm

Cây lá cẩm, vị thuốc thảo dược chữa trị gai cột sống rẻ tiền- hiệu nghiệm 1

Theo quan điểm của Đông y, cây lá cẩm có tính mát và vị ngọt nhạt. Khi dùng kết hợp với một vị thuốc khác sẽ có tác dụng cầm máu, trị ho, xuất huyết, tiêu đờm và chấn thương đồng trời chữa trị chứng bệnh gai cột sống hiệu quả.

Trong khi đó, kết quả nghiên cứu y học hiện đại cho thấy: thành phần chính trong lá cẩm là chất Anthocyanin. Đây là hợp chất hữu cơ có khả năng kháng khuẩn và phòng chống lão hóa. Chất này cũng có tác dụng chống lại tổn thương do quá trình oxy hóa, bảo vệ dạ dày và làm đẹp.

Bài thuốc chữa gai cột sống từ cây lá cẩm

Bài thuốc chữa gai cột sống bằng cây lá cẩm cần được thực hiện theo chỉ dẫn của thầy thuốc y học cổ truyền và căn cứ trên kết quả thăm khám bệnh cụ thể. Cách làm như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu: 1 nắm lá cây lá cẩm, 3 quả trứng gà.

Hướng dẫn cách chế biến: lá cây lá cẩm được rửa sạch và chia thành 3 lần sử dụng. Trứng gà được luộc lòng đào. Ăn sống 1 phần lá cây cẩm cùng với 1 quả trứng gà luộc trước bữa ăn khoảng 1 tiếng. Bài thuốc nên dùng kiên trì, đều đặn trong khoảng 1 tháng hoặc lâu dài mà bạn không phải lo lắng quá nhiều về vấn đề phụ nguy hiểm.

Bài thuốc từ lá cây lá cẩm có những công dụng chính đó là: ngăn chặn sự hình thành, phát triển của gai xương. Mặt khác, nó còn có khả năng bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị bệnh bạn cũng cần bổ sung thêm một số loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho hệ xương khớp. Hình thành thói quen rèn luyện thể dục thể thao ngăn chặn nguy cơ bị thoái hóa khớp, cột sống và loãng xương.