Ở bài viết lần trước chúng tôi có giới thiệu đến bạn các phương pháp chữa gai cột sống thắt lưng như là: thuốc bôi ngoài da, thuốc chống trầm cảm, chữa bằng thảo dược, phẫu thuật...Tuy nhiên để hỗ trợ cho các phương pháp đó thêm hiệu quả thì vẫn phải kết hợp các bài tập thể dục nữa. Chúng tôi xin giới thiệu các cách chữa bệnh gai cột sống lưng bằng các bài tập thể dục đơn giản mà ai cũng có thể làm được. Các bài tập này không thể giúp bạn khỏi bệnh hoàn toàn được, nhưng nó có tác dụng không nhỏ trong việc giảm đau do bệnh gai cột sống lưng gây ra.

Bài 1: Bài ưỡn người lên cao

Bài tập này đòi hỏi người tập phải có thể lực khỏe một chút. Người bệnh cho 2 tay thả lỏng bằng vai, tư thế nằm ngửa, 2 chân đặt song song với nhau. Sau đó lấy 2 lòng bàn chân làm trụ vững để ưỡn người lên cao, giữ cho cổ ngửa ra phía sau. Giữ nguyên tư thế như vậy trọng khoảng 10-15s sau đó hạ ngực dần xuống. Một ngày có thể tập động tác này nhiều lần

Bài 2: Bài tập gập chân ép sát ngực

Người bệnh để 2 chân song song còn cả cơ thể trong tư thế nằm ngửa và thả lỏng thật thoải mái, gập chân lại để gót chân áp sát với bờ hông của người bệnh. Tiếp theo lấy 2 tay đan vào nhau và giữ chặt vào đầu gối, ôm và kéo dần về phía đầu, giũ nguyên trạng thái đó trong 5-10 giây rồi lại thả ra. Lúc kéo chân lên thì người bệnh có thể hít thở thật sâu và có thể thở ra từ từ lúc hạ xuống. Có thể luân phiên thay đổi 2 chân cho nhau.

Bài 3: Bài tập khoanh gối gập người

Người bệnh ngồi khoanh chân lại sao cho 2 lòng bàn chân chạm vào nhau còn lưng thì giữ thẳng, tiếp theo giơ 2 tay vươn ra sao cho chạm vào 2 đầu bàn chân rồi cúi gập người xuống để mặt ép xuống mặt sàn ( giống như trạng thái quỳ lạy vậy ). Cứ làm đi làm lại như vậy trong khoảng 15-20s thì có thể làm lại

Chữa bệnh gai cột sống lưng bằng 9 bài tập ai cũng làm được 1

Bài 4: Bài tập đạp xe không trọng lượng

Giống với tên gọi là đạp xe không trọng lượng, người bệnh sẽ có cảm giác như đang đạp xe đạp vậy, nhưng không hề có trọng lực dồn xuống chân cũng như không phải tác động lực lên pedan ( không trọng lượng ) vì người bệnh sẽ nằm trên mặt sàn để tập. Đầu tiên người bệnh để 2 tay song song với cơ thể, người vẫn nằm ngửa, còn 2 chân giơ lên theo tư thế góc 90 độ rồi đạp vào không khí giống như là đang đạp xe đạp vậy ( chứ không phải kiểu đạp chân trong bơi lội ). Mỗi ngày tập bài tập này khoảng nửa tiếng.

Bài 5: Bài tập tư thế cây cung (Dhanurasana)

Tư thế này của người bệnh sẽ uốn theo dáng hình cây cung vậy. Người bệnh nằm sấp, cho 2 tay quặt ra sau lưng, 2 chân gấp lại sao cho 2 bắp chân sát vào đùi còn 2 tay thì nắm chặt lấy 2 cổ chân. Tiếp theo người bệnh sẽ dựa vào sức nặng vùng rốn mà nâng cả người lên. Bước kế tiếp là nhìn thẳng về phía trước và kéo ngực và cổ lại ra xa. Khi nâng người lên thì hít 1 hơi thật mạnh trong khoảng 10 giây rồi thả lỏng người ra trở về vị trí như ban đầu. Một ngày tập khoảng chục lần là được.

Bài 6: Bài tập tư thế yoga ( Yoga Mudra )

Người bệnh ngồi sao cho 2 chân xếp chéo lại, ngồi xếp bằng, cạnh bàn chân cho chạm xuống sàn nhà ( đây được gọi là tư thế Bhojanasana ). Tay phải vòng ra sau lưng và nắm lấy tay trái. Tiếp theo cúi đầu về phía trước và thở nhẹ nhàng ra. Người bệnh lưu ý cúi vừa phải, tùy theo sức chịu đựng của bản thân mà cúi ( tối đa là mũi và trán chạm đến sàn ). Giữ nguyên như vậy, nhấc người lên, nín thở và hít vào trong khoảng 10s. Ngày tập luyện khoảng 10 lần sẽ tốt cho phụ nữ đang bị kinh nguyệt.

Bài 7: Bài tập thế con thỏ ( Shashaungasana )

Người bệnh quỳ xuống sàn nhà và dùng 2 tay nắm lấy gót chân. Tiếp theo cúi xuống sao cho đỉnh đầu chạm xuống sàn nhà, nín thở đều. Kế đến giữ nguyên trạng thái trán chạm đầu gối trong vòng 10 giây. Cuối cùng là nâng người lên và hít vào, thở ra như bình thường. Có thể làm đi làm lại 10 lần như vậy.

Bài 8: Bài tập tư thế rắn hổ mang

Đây là một trong 3 bài tập vô cùng hữu ích cho phụ nữ và nên tập thường xuyên

Người bệnh nằm sấp xuống, sao cho cằm chống xuống chiếu, 2 tay xuôi theo thân, tai phải áp xuống chiếu còn 2 tay để ngang ngực. Đầu ngửa ra đằng sau, hít thở nhẹ và từ từ nâng tay lên cho đến khi tay thẳng, ngửa đầu cho đến khi căng tràn nhưng bụng vẫn phải chạm chiếu, mắt nhìn lên trần nhà. Người bệnh có thể hít vào và thở ra trong vòng 10s. Lúc thở ra thì tay hạ dần xuống về trạng thái bình thường. Trong quá trình luyện tập việc hít vào thở ra liên tục sẽ giúp lồng ngực được giãn nở về đúng hình dạng ban đầu. Các cơ quan nội tạng và các cơ bụng cũng được xoa bóp đều đặn.

Bài 9: Bài tập thế đầu sát gối ( Janushirasana )

Đưa chân trái duỗi thẳng ra phía trước, sau đó ép luân xa Muladhara với gót chân phải. Tiếp theo cúi người chạm đầu gối trái với trán và thở ra nhẹ nhàng. Kế đến nắm chặt 2 tay với với bàn chân trái lại, các ngón tay cũng đan chặt vào nhau. Giữ nguyên trạng thái cho đến khi trán chạm đầu gối thì có thể thở ra nhẹ nhàng. Giữ nguyên trạng thái này trong vòng 10 giây. Tiếp theo thả lỏng người, hít vào, thả lỏng 2 tay và ngồi cho thẳng. Tiếp theo ép gót trái vào với luân xa Muladhara, lặp lại tương tự theo cách như trên. Mỗi lần tập là phải đủ cả chân phải và chân trái. Một ngày tạp đủ 4 lần là được.