Khớp đớp tim chính là cách gọi dân dã của bệnh thấp tim. Trong thời gian đầu khớp bị bệnh và sau đó lan sang tim và làm hỏng tim. Nguyên nhân chính gây bệnh không phải là viêm khớp mà là viêm họng. Bệnh chính xác là do liên cầu khuẩn beta tan máu nhóm A gây nên.

Nguyên nhân gây bệnh “khớp đớp tim”?

Loại vi khuẩn này lúc đầu gây bệnh ở họng và tạo ta một đợt viêm họng cấp tính. Được một thời gian thì viêm họng khỏi và chuyển sang viêm khớp. Bệnh tình cứ thế phát triển và kèm theo sự xuất hiện của các triệu chứng mới, từ đó gây ra bệnh viêm tim.

Thấp tim đã bắt đầu xuất hiện từ thời điểm này. Chính do thời gian viêm họng khá xa với thời gian viêm tim, thường từ 2-4 tuần nên mọi người thường không để ý đến bệnh gốc là viêm họng mà chỉ đổ lỗi là bị hỏng tim do bị viêm khớp.

Cơ chế của bệnh thấp tim

"Khớp đớp tim" căn bệnh nguy hiểm không phải ai cũng biết 1

Là sự chống lại nhầm lẫn của hệ miễn dịch cơ thể với các cơ quan có cấu trúc, thành phần như kháng nguyên của vi khuẩn. Các loại mô này bao gồm: khớp; tim; sụn; mô liên kết dưới da.

Nhìn chung, khi bị viêm họng, da, khớp thì khi khỏi sẽ ít để lại biến chứng. Tuy nhiên, thấp tim thì lại rất nguy hiểm vì bệnh khi không được điều trị sớm, đầy đủ sẽ gây ra viêm cơ tim; van tim, thay đổi màng trong của tim, viêm dính khiến tim nổi các hạt li ti. Người bệnh bị dính van tim; hẹp, hở van tim. Bên cạnh đó, cơ tim bị viêm, giảm chức năng co bóp. Cuối cùng dẫn tới bị rung nhĩ hoặc suy tim. Đây đều là các kết cục nặng nhất của bệnh tim mạch.

Bệnh thấp tim gặp nhiều ở các nước đang phát triển vì chất lượng cuộc sống chưa cao, vệ sinh chưa được tốt và xảy ra chủ yếu ở trẻ em từ 5 – 15 tuổi. Bởi vậy, có thể gọi đây là một bệnh của lứa tuổi trẻ em trong độ tuổi đến trường.

Cách phòng và điều trị bệnh

Khớp đớp tim – thấp tim là một loại bệnh do vi khuẩn gây nên và cũng do đáp ứng hệ miễn dịch nên biện pháp điều trị cơ bản chính là kháng sinh và chống viêm. Tiếp đó là điều trị tấn công để giúp tiêu diệt vi khuẩn. Trẻ em cần được tiếp tục dùng thuốc để phòng ngừa bệnh tái phát. Nên tiêm dự phòng 1 lần/tháng, tùy vào từng trường hợp mà có thời gian dùng dự phòng khác nhau, nếu nhẹ thì chỉ cần 5 năm, trường hợp nặng thì cần khoảng 10 năm và kéo dài tới 45 tuổi.