Nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng, viêm khớp dạng thấp là bệnh của người từ 45  tuổi trở lên, nghĩa là độ tuổi đã chững chạc chứ không ai nghĩ nó có thể xảy ra đối với trẻ nhỏ và các em thanh thiếu niên. Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn khác. Viêm khớp dạng thấp thiếu niên tiến triển nhanh, để lại hậu quả khôn lường, vô cùng nguy hiểm cho sự phát triển của các con nếu không được phát hiện kịp thời. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin trình bày một số biểu hiện của bệnh viêm khớp dạng thấp thiếu niên để các bậc phụ huynh và thầy cô giáo có thể chú ý nhận biết bệnh sớm nhất.

Biểu hiện của bệnh viêm khớp dạng thấp thiếu niên.

Viêm khớp dạng thấp thiếu niên là tên gọi để chỉ bệnh viêm khớp mạn tính ở trẻ em từ 1- 16 tuổi. Dù có biểu hiện khá giống với viêm khớp dạng thấp ở những người lớn tuổi nhưng nó vẫn có nét khác biệt ở kiểu phản ứng lâm sàng.

Viêm khớp dạng thấp thiếu niên có 3 thể lâm sàng: Thể viêm ít khớp, thể viêm đa khớp, thể hệ thống. Trong đó, thể viêm đa khớp và thể hệ thống làm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của trẻ mắc bệnh và có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.

+ VKDT thiếu niên thể ít khớp: Đây là tình trạng trẻ bị viêm dưới 4 khớp: cổ tay, cổ chân, khuỷu tay, gối. Thể này thường chỉ diễn biễn trong khoảng thời gian 6 tháng, vẫn có thể đi lại và hoạt động được. Tuy nhiên, bạn đừng coi thường nhé vì viêm khớp thể này có thể gây cho các bé bị viêm mống mắt hoặc chân ngắn chân dài đấy.

Viêm khớp dạng thấp thiếu niên có biểu hiện như thế nào, cách chữa ra sao? 1

+ VKDT thiếu niên thể đa khớp: Ngược với thể ít khớp, thể đa khớp được xác định khi bệnh nhi vị viêm từ 4 khớp trở lên: cổ tay, ngón tay, cổ chân, ngón chân, đầu gối, khuỷu tay…Thể này cũng diễn biến trong vòng 6 tháng với những biểu hiện kèm theo như mệt mỏi, ăn kém hơn, sốt nhẹ, đau ở các khớp, thậm chí sưng và có dịch mủ ở khớp gối. Nếu bố mẹ không kịp thời phát hiện và chữa trị, bệnh tiến triển nặng hơn dẫn tới dính khớp, biến dạng khớp, teo cơ, khó đi lại và không thực hiện được các hoạt động bình thường.

+ VKDT thiếu niên thể hệ thống: Có thể nói thể hệ thống là thể nặng nhất trong 3 thể. Lứa tuổi mắc bệnh thường dưới 7 tuổi, trên 5 tuổi. Do bệnh rất nguy hiểm nên khi có một số biểu hiện dưới đây, bố mẹ nên đưa con đến bệnh viện khám chữa ngay.

  • Viêm các khớp ngón tay, ngón chân, cổ tay, cổ chân, đầu gối, khuỷu tay….các khớp bị sưng, sờ thấy nóng và ấn vào bé kêu đau. Bên ngoài có thể xuất hiện các nốt màu đỏ ở dưới da, khi bé sốt cao sẽ xuất hiện nhiều hơn. Vị trí thường ở lòng bàn chân, bàn tay, thân người.
  • Khi đi khám, có thể các bác sĩ sẽ phát hiện ra bệnh nhân bị tổn thương các bộ phận tim gan phổi…
  • Thông thường, VKDT thiếu niên tiến triển theo đợt. Có thể tự khỏi nhưng cũng có thể bệnh nặng thêm và để lại di chứng. Thậm chí ảnh hưởng đến nội tạng có thể gây tử vong. Chính vì vậy, bạn cần theo dõi chặt chẽ để có thể chữa bệnh cho con kịp thời nhé.

Điều trị viêm khớp dạng thấp thiếu niên như thế nào? 

Đối với các trẻ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, cần tham khảo và tuân thủ các chế độ về dinh dưỡng, vận động và trị liệu theo đúng quy định của bác sĩ.

    • Bồi dưỡng cho trẻ nhiều thực phẩm có chứa canxi như: cá biển, rau màu xanh đậm, đậu nành, sữa, trứng…Bên cạnh đó, nên cho trẻ ăn đa dạng các loại trái cây, chủ yếu là trái cây có vitamin C có tính chất kháng viêm, giảm đau.

Viêm khớp dạng thấp thiếu niên có biểu hiện như thế nào, cách chữa ra sao? 2

  • Song song với đó, bạn cần nói với trẻ về tầm quan trọng của việc vận động trong chữa trị bệnh VKDT. Khi bé hoạt động bình thường sẽ giúp các khớp trơn tru và giảm viêm.
  • Quan trọng nhất, bé cần được chữa bệnh sớm nhất bằng phương pháp vật lý trị liệu để ngăn chặn biến chứng toàn thân, biến chứng do dùng thuốc.
  • Bên cạnh các phương pháp trên, bố mẹ và người thân hãy luôn động viên và là chỗ dựa tinh thần vững chắc để con lạc quan chiến đấu với căn bệnh này nhé bởi đây là một quá trình điều trị và phục hồi khá lâu, cần sự kiên trì đến cùng của cả bé và bố mẹ cùng sự giúp đỡ của các các sĩ.

Viêm khớp dạng thấp thiếu niên là căn bệnh nguy hiểm, tuy nhiên, nó khó có thể phát hiện và đôi khi bố mẹ hay nhầm lẫn với việc con chơi thể thao bị bong gân hay chạy nhảy quá mức gây đau mỏi. Khi con bạn có bất cứ biểu hiện đau nhức, mỏi mệt hay sốt hãy đưa con đi khám ngay tránh hậu quả đáng tiếc bạn nhé.