Nếu bạn bị bệnh thoái hóa khớp xương vai hoặc nhiều bệnh thoái hóa khớp khác thì đừng bỏ qua một loại gia vị quan trọng đó là tỏi. Sử dụng tỏi là một cách để bạn tránh khỏi những cơn đau, sưng viêm do bệnh gây ra.

Tại sao tỏi được dùng hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp xương vai?

Tại sao tỏi lại được sử dụng như một phương thuốc, “thực phẩm chức năng” hỗ trợ điều trị triệu chứng thoái hóa khớp vai? Có 2 nguyên nhân chính được đưa ra để lý giải vấn đề đó là: thành phần các chất trong tỏi có vai trò duy trì tế bào phát triển khỏe mạnh và tỏi rất giàu lưu huỳnh.

Tỏi giúp cho các tế bào luôn được khỏe mạnh. Nó có tác dụng cải thiện tình trạng lưu thông và lưu lượng máu cần cung cấp cho khớp đồng thời kích thích hệ miễn dịch. Thành phần của tỏi cũng có selen khoáng sản. Đây là một chất chống oxy hóa dùng để chống lại sự hoạt động của gốc tự do gây nên tổn hại của các khớp. Những gốc tự do lại được tìm thấy chủ yếu trong chất ô nhiễm môi trường là nguyên nhân dẫn tới bệnh thoái hóa khớp xương vai với triệu chứng viêm khớp dạng thấp hoặc viêm xương khớp.

Tỏi, thực phẩm hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp xương vai 1

Mặt khác, tỏi cũng chứa một lượng lớn lưu huỳnh. Nó đóng vai trò quan trọng trong sản xuất chất collagen. Đây là chất cần thiết hình thành cấu trúc mô sụn đệm khớp. Thông thường, ở các khớp bị thoái hóa thường có lưu lượng lưu huỳnh thấp hơn so với khớp khỏe mạnh. Trong khi đó, cơ thể không thể tự sản xuất ra lưu huỳnh. Việc bổ sung lưu huỳnh từ bên ngoài vào thông qua một số loại thực phẩm là cần thiết.

Thành phần lưu huỳnh có trong tỏi sẽ giúp cho quá trình sửa chữa, tu bổ sụn khớp, giảm đau tại các cơ, khớp nhờ nó có công dụng giảm đau, kháng viêm trên chính những khớp bị bệnh. Do vậy, tỏi là một loại thực phẩm rất công hiệu trong điều trị bệnh thoái hóa khớp xương vai, thoái hóa khớp gối hay thoái hóa khớp háng….

Tỏi dùng hỗ trợ chữa trị thoái hóa khớp xương vai bằng cách nào?

Tỏi, thực phẩm hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp xương vai 2

Sử dụng tỏi trong hỗ trợ điều trị các chứng bệnh thoái hóa khớp vai giống như những loại thực phẩm bổ dưỡng. Bạn có thể dụng tỏi tươi để ăn sống hoặc nấu chín. Tuy nhiên, với một số trường hợp ăn sống tỏi có thể gây nên tình trạng dạ dày và đường tiêu hóa bị kích ứng. Do vậy bạn hãy chế biến tỏi thành một số món ăn.

Tỏi chín sẽ có công dụng chữa bệnh tốt hơn cũng như nâng cao hiệu quả bảo vệ tế bào chống lại những gốc tự do. Nên ăn tỏi 1 đến 2 lần/ ngày. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng tỏi ở dạng bào chế viên nén, tỏi đen mà không phải lo lắng nhiều về mùi tỏi.

Như vậy, tỏi là một loại thực phẩm quan trọng trong điều trị thoái hóa khớp xương vai. Đừng quên bổ sung tỏi trong khẩu phần ăn hàng ngày để chữa bệnh đạt kết quả cao nhất.