Nếu bạn đang muốn tìm kiếm tài liệu đầy đủ về thoái hóa cột sống cổ bệnh học thì bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ những kiến thức y khoa về bệnh, giúp bạn hiểu thoái hóa cột sống cổ là gì, nguyên nhân, biểu hiện cũng như cách chữa bệnh.

Định nghĩa thoái hóa cột sống cổ bệnh học

Thoái hóa cột sống cổ bệnh học là bệnh mà một vài đốt sống cổ từ C1 – C7  bị thoái hóa, cọ sát vào nhau gây đau khi cử động. Bệnh này thường gặp ở những người già và những nhân viên văn phòng ngồi nhiều, ngồi sai tư thế, nhìn máy tính lâu hay ngủ kê gối quá cao/quá thấp. Khi đĩa đệm bị viêm, xẹp hoặc phồng hoặc nhân đĩa đệm thoát ra ngoài chèn vào dây thần kinh sẽ gây đau đớn, khó cử động.

Thoái hóa cột sống cổ bệnh học (phần 1) - Định nghĩa, nguyên nhân và biểu hiện - Bài chất 1

Nguyên nhân thoái hóa cột sống cổ bệnh học

– Do xương khớp , các tế bào, cơ, dây chằng, thần kinh bị lão hóa >>> có tới trên 80% bệnh nhân là người già.

– Do sụn khớp ở vùng cột sống cổ phải chịu áp lực trong một thời gian dài dẫn đến tình trạng thoái hóa >>> Trường hợp này chủ yếu là đối tượng dân văn phòng.

Thoái hóa cột sống cổ bệnh học (phần 1) - Định nghĩa, nguyên nhân và biểu hiện - Bài chất 2

Biểu hiện thoái hóa cột sống cổ bệnh học

Chẩn đoán biểu hiện lâm sàng

1/ Bệnh nhân bị đau đốt sống cổ, co cơ, hạn chế vận động. Khi cúi đầu nhiều hoặc thay đổi thời tiết, mang vác nặng, stress…khiến bệnh nặng hơn, đau nhức hơn-> Chẩn đoán bệnh nhân bị bệnh liên quan tới cột sống cổ.

2/ Bệnh nhân đau lan từ cổ xuống tay trái hoặc phải, đau nhức quanh khớp vai hoặc gáy, cơ xương cảm giác rân rân tê tê dọc cánh tay đến ngón tay.  Vận động đã thấy đau, hắt hơi cũng thấy đau -> Chẩn đoán bệnh liên quan tới rễ thần kinh cổ. Triệu chứng này có thể kèm theo hiện tượng chóng mặt, yếu cơ, thậm chí teo cơ.

3/ Vào mỗi buổi sáng, bệnh nhân bị nhức đầu vùng thái dương, trán, mắt, chẩm, đồng thời bị hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đau tai -> Chẩn đoán bệnh liên quan tới động mạch đốt sống.

4/ Đây là biểu hiện nặng nhất của người bị thoái hóa cột sống cổ. Cánh tay hoặc chân hoặc cả hai có thể bị tổn thương, chỉ xem tổn thương ít hay nhiều mà thôi. Người bị đến giai đoạn này đi lại rất khó khăn, tính tình dễ nổi cáu, khả năng làm việc giảm.

Thoái hóa cột sống cổ bệnh học (phần 1) - Định nghĩa, nguyên nhân và biểu hiện - Bài chất 3

Chẩn đoán biểu hiện cận lâm sàng

– Xét nghiệm: Nên chỉ định xét nghiệm bilan viêm và xét nghiệm cơ bản ngay từ đầu để tránh nhầm lẫn với các bệnh lý khác.

– Chụp phim XQ: Chỉ định bệnh nhân nằm nghiêng, nằm thẳng và nằm chếch ¾ bên phải và bên trái. Đọc phim, bạn có thể phát hiện ra một số hiện tượng bất thường của người bị thoái hóa cột sống cổ là: Đường cong sinh lý không như người bình thường, thân đốt sống đã bắt đầu hình thành các gai xương, lỗ liên hợp bị hẹp, đốt sống và đĩa đệm ngắn lại, xương dưới sụn đặc.

– Chụp cộng hưởng từ: Để xác định rễ thần kinh nào bị chèn, cột sống thứ bao nhiêu bị thoát vị, nhân đã chui hẳn ra ngoài hay chưa, ống sống hẹp bao nhiêu, đĩa đệm có bị viêm hoặc có khối u gì không thì chụp cộng hưởng từ bạn có thể “đọc vị” được hết.

Thoái hóa cột sống cổ bệnh học (phần 1) - Định nghĩa, nguyên nhân và biểu hiện - Bài chất 4

Nếu cơ sở vật chất không cho phép chụp cộng hưởng từ, bạn có thể thay thế bằng cách chụp CT- scan. Tuy nhiên, đây là loại máy cho độ chuẩn xác không cao, bởi vậy bệnh nhân thường phải lặn lội từ vùng sâu vùng xa lên bệnh viện lớn tuyến tỉnh, thành phố là vì thế.

– Điện cơ: phương pháp này sẽ giúp bạn biết rễ thần kinh nào bị chèn ép và mức độ bị tổn thương là bao nhiêu %.

Chẩn đoán xác định

Để có thể kết luận bệnh nhân có mắc phải thoái hóa cột sống cổ không, bạn cần dựa vào các biểu hiện cận lâm sàng cũng như lâm sàng đã phân tích bên trên. Tuy nhiên, cần hỏi xem gần đây bệnh nhân có biểu hiện gì khác thường không, có bị sốt hay rối loạn cơ quan nội tạng nào không, ngoài đau cổ còn đau lưng, sườn, háng không. Nếu không có các biểu hiện trên mà xét nghiệm bilan thấy âm tính, khớp có dấu hiệu viêm thì chứng tỏ bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cổ.

d) Chẩn đoán phân biệt

Đôi khi, bệnh thoái hóa cột sống cổ có thể bị nhầm với một số bệnh lý khác về tủy xương, ung thư xương, u thần kinh, hệ động mạch sống nền hoặc chấn thương do tai nạn, sai tư thế nằm, ngồi, mang vác…Chính vì thế bạn cần hết sức cẩn thận trước khi đưa ra kết luận.

Để đọc tiếp “Thoái hóa cột sống cổ bệnh học (phần 2) – Điều trị, tiến triển biến chứng và cách phòng bệnh” các bạn hãy thường xuyên cập nhật thông tin hằng ngày trên xuongkhop.net nhé.

Tài liệu tham khảo:

Bài viết được tham khảo bởi tài liệu của ThS. BS. Nguyễn Thị Nga – Khoa Cơ Xương Khớp, Bệnh viện Bạch Mai.