Nếu như thoái hóa cột sống liên quan tới quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể thì thoái hóa cột sống bẩm sinh lại khác. Vậy đây là bệnh gì? Hậu quả ra sao và có phương pháp chẩn đoán nào?

Thoái hóa cột sống bẩm sinh là gì?

Hiện tượng thoái hóa cột sống bẩm sinh hay còn được gọi là hội chứng thoái hóa phần dưới- cột sống. Đây là hội chứng rối loạn hoặc hiện tượng bẩm sinh khi cột sống của thai nhi có sự phát triển bất thường.

Thoái hóa cột sống bẩm sinh nguy hiểm như thế nào?

Thoái hóa cột sống bẩm sinh và những điều chắc chắn bạn chưa biết 1

Thoái hóa cột sống cổ hay thoái hóa cột sống thắt lưng khiến cho người bệnh vận động khó khăn cũng như có thể gây nên tình trạng biến dạng trong trường hợp nặng. Trong khi thoái hóa cột sống bẩm sinh lại dẫn tới những hậu quả khác nhau. Đó là hàng loạt vấn đề y học, ban đầu chỉ là thiếu hụt một phần của bộ phận xương đuôi cột sống cho đến mức độ nghiêm trọng hơn. Ví dụ như: bệnh liên quan mật thiết với tình trạng dị dạng phần dưới cột sống và dị dạng xương chậu, tủy sống. Ở mức độ nhẹ, bệnh không có biểu hiện, triệu chứng lâm sàng nào cụ thể. Trường hợp bệnh nặng có thể kèm theo tê liệt chân, khuyết tật, suy thần kinh hoặc không tự chủ tiểu tiện và không có khả năng điều hạ hệ bài tiết.

Chẩn đoán thoái hóa cột sống bẩm sinh bằng cách nào?

Thoái hóa cột sống bẩm sinh và những điều chắc chắn bạn chưa biết 2

Thoái hóa cột sống bẩm sinh có thể phát hiện thông qua chẩn đoán bằng phương pháp chụp cắt lớp quang tuyến và chụp cộng hưởng từ. Thông qua 2 biện pháp này bác sĩ sẽ có những đánh giá chi tiết về mức độ tổn thương và chẩn đoán bệnh chính xác hơn so với kỹ thuật hình ảnh khác như X quang thoái hóa khớp….

Hiện tượng thoái hóa cột sống bẩm sinh gây nên nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe người bệnh. So với hậu quả thoái hóa cột sống thông thường thì bệnh này có mức độ nghiêm trọng hơn rất nhiều.