Trước đây đối với những người cao tuổi hoặc phụ nữ bị mất kinh thường khó xác định liệu mình có bị loãng xương hay không? Loãng ở mức độ nào? Nhưng hiện nay đã có công nghệ đo mật độ xương DEXA scan sẽ giúp cho người bệnh phát hiện được nguy cơ loãng xương một cách sớm nhất. Đây là phương pháp được nhiều nước trên thế giới công nhận và sử dụng trong nhiều năm qua. Vậy phương pháp đo độ đậm xương DEXA scan là gì? Cách thức hoạt động của nó ra sao? Những ai cần phải đo độ đậm xương DEXA scan? Chúng ta sẽ được giải đáp tất cả qua bài viết dưới đây.

Xét nghiệm chẩn đoán loãng xương

-Xét nghiệm máu để đánh giá quá trình tạo xương: PICP (Procolagen type I C – terminal Peptid), Osteocalcin, PINP (Procolagen type I N – terminal Peptid), BSAP (Bone Specific Alkaline Phosphatase),

-Chụp X quang

-Sinh thiết xương: đánh giá vi tổn thương cấu trúc xương

-Dùng nhiều phương pháp khác nhau để đo mật độ xương

  1. Mối liên quan giữa loãng xương với mật độ xương và nguy cơ gãy xương:

Với mỗi độ lệch chuẩn dưới ngưỡng tham khảo của người trưởng thành khỏe mạnh thì nguy cơ gãy xương của bệnh nhân tăng lên gấp đôi. Nguy cơ gãy xương đốt sống tăng lên từ 2-3 lần trên những người có mật độ xương thấp. Còn đối với những người bị loãng xương thì tỷ lệ này tăng lên gấp 5 lần.

Một ví dụ rất đơn giản là T score là -2 SD đồng nghĩa với người bệnh này có tỷ lệ gãy xương cao gấp 4 lần so với người trưởng thành có mật độ xương cao.

  1. Kỹ thuật đo DEXA scan là gì?

DEXA scan có tên gọi khác là Dual Energy X- ray Absorptiometry là kỹ thuật đo độ đậm xương tiên tiến nhất được nhiều nước trên thế giới công nhận hiện nay. Số vật chất có trong khoảng không gian nhất định được gọi là độ đậm đặc ( destiny ). Không khí và nước có độ đậm thấp hơn xương hay các vật rắn nói chung vì các phân tử trong không khí và nước được giữ chặt vào nhau. Mô nào có độ đậm đặc càng cao thì tia X đi xuyên qua mô nó càng thấp. Điều đó đồng nghĩa với việc xương càng chắc và khó gãy nếu độ đậm đặc của xương càng cao.

Đo mật độ xương DEXA scan là gì và cách thức hoạt động của nó như thế nào? 1

Có 2 kiểu máy đo độ đậm xương là:

-Máy DEXA ngoại biên ( Peripheral DEXA Devices ) dùng để đo độ đậm xương ngoại vi như gót chân, cổ tay hoặc ngón tay. Nó có thể di chuyển được dễ dàng và có thiết kế khá nhỏ gọn.

-Máy DEXA trung tâm ( hay còn gọi là Central DEXA Devices ) là thiết bị được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Nó có thể đo được độ đậm xương trục như xương chậu hoặc xương cột sống và nó thường có kích cỡ khá lớn.

  1. Cách thức hoạt động của DEXA scan ?

Một tia X chiếu năng lượng thấp ( Low Energy X-ray ) đi qua chỗ xương cần đo độ đậm xương. Nếu như tia X đi qua càng ít thì chứng tỏ độ đậm xương càng cao. Sở dĩ phải dùng đến 2 tia X là vì sẽ cho kết quả chính xác hơn 1 tia.

Những tín hiệu phát ra từ tia X sẽ được đo bằng đầu dò. Những tín hiệu được phát ra từ tia X sẽ được truyền đến máy tính để tính điểm trung bình của độ đậm xương ( tên tiếng anh là score of the average density of the bone ). Nếu độ đậm xương thấp hơn bình thường thì chứng tỏ xương sẽ dễ gãy hơn.

  1. Thực hiện đo mật độ xương DEXA scan như thế nào ?

Trước khi tiến hành làm DEXA scan thì người bệnh không cần chuẩn bị gì cả. Họ sẽ nằm yên trên bàn phẫu thuật còn máy X quang sẽ chiếu tia X hướng về phía đầu dò, còn đầu dò sẽ được tập trung vào vùng cần đo độ đậm xương. Thời gian thực hiện thủ thuật khoảng gần nửa tiếng hoặc sớm hơn, phụ thuộc vào bác sĩ sử dụng thiết bị ngoại biên hay thiết bị trung tâm và vùng xương nào được đo, thông thường sẽ là xương vùng chậu, xương cột sống và xương cổ tay. Thiết bị ngoại biên thường được dùng để kiểm tra độ đậm xương cổ tay, gót chân hoặc ngón tay và được tìm thấy ở các phòng khám tổng quát.

  1. Những người bệnh có triệu chứng như thế nào thì cần làm DEXA scan?

Người bình thường không cần phải đo DEXA scan trừ khi phát hiện thấy có các dấu hiệu nguy cơ bị loãng xương cao, để lâu dài có thể dẫn đến bị gãy xương. Ở những bài trước chúng tôi có đề cập đến các nguy cơ người bệnh sẽ bị loãng xương ( bạn có thể xem lại để hiểu rõ hơn ). Vì vậy bạn cần làm DEXA scan là để giúp cho bạn điều trị từ sớm sẽ giúp cho xương chắc khỏe hơn, phòng tránh được nguy cơ bị gãy xương một cách tối đa. Người bệnh nên đi đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA scan nếu như rơi vào một trong các trường hợp sau:

-Phụ nữ trước khi bị mãn kinh thì có những đợt mất kinh kéo dài hơn 1 năm.

-Chấn thương nhẹ hoặc bị gãy xương sau khi té ngã.

-Có chỉ số khối cơ thể ( BMI – Body Mass Index ) nhỏ hơn 19 ( nếu như người bệnh nhẹ cân ).

-Giảm chiều cao do gãy đốt sống.

-Do di truyền: trong gia đình có người bị gãy xương chậu.

-Người bệnh sử dụng steroid từ 3 tháng trở lên.

-Người bệnh mắc các bệnh như bệnh lý đại tràng hoặc bệnh viêm khớp dạng thấp.

-Người bệnh ít hơn 45 tuổi, bị mãn kinh sớm.