Giới thiệu phương pháp đánh giá nguy cơ loãng xương dựa vào chỉ số OSTA ( phòng cho trường hợp không có máy đo mật độ xương ) và phương pháp đo mật độ xương bằng siêu âm. Giới thiệu thêm 2 phương pháp đo nữa là phương pháp DEXA và DEXA ngoại biên.

Nguy cơ loãng xương dựa vào chỉ số OSTA và các phương pháp đo mật độ xương

1. Có cần thiết đo mật độ xương lặp lại để theo dõi điều trị hay không ?

Theo Hội y khoa Mỹ khuyên thì người bệnh nên đi đô mật độ xương 2 năm một lần. Việc đo lại mật độ xương để dự phòng loãng xương hay theo dõi kết quả điều trị là không cần thiết vì một trong những nguyên nhân sau:

Việc các bác sĩ thay đổi điều trị hay lập kế hoạch điều trị cho người bệnh không liên quan đến việc đo lại mật độ xương trong quá trình điều trị. Đơn giản là vì dù mật độ xương có thay đổi thế nào đi chăng nữa, tăng lên hay giảm đi thì bác sĩ cũng chưa thể thay đổi loại thuốc hay điều chỉnh liều lượng để làm giảm nguy cơ người bệnh bị gãy xương.

Không thể phân biệt được sự thay đổi kết quả đo của máy với sự tăng mật độ xương thực sự. Hay nói cách khác thì sai số kỹ thuật của máy thậm chí còn lớn hơn sự thay đổi mật độ xương do điều trị chậm.

Với những phụ nữ có mật độ xương tăng trong những năm đầu điều trị thì 2 năm sau sẽ có xu hướng giảm mật độ xương. Ngược lại trong những năm đầu điều trị thì phụ nữ có mật độ xương bị giảm đi thì 2 năm kế tiếp mật độ xương sẽ phục hồi. Như vậy thay đổi loại thuốc và liều lượng không tác động vào sự thay đổi tự nhiên của mật độ xương.

Kể cả khi giảm được gãy xương trong quá trình điều trị loãng xương thì lại không có mối liên quan giữa nguy cơ gãy xương do điều trị và tăng mật độ xương. Một ví dụ do Alendronat tiến hành đã cho thấy nguy cơ gãy xương đã giảm xuống 1 nửa thì mật độ xương cũng chỉ tăng lên một tý xíu.

Nguy cơ loãng xương dựa vào chỉ số OSTA và các phương pháp đo mật độ xương ( Phần 1 ) 1

2. Những người nào được chỉ định đo mật độ xương:

-Phụ nữ dùng hormone thay thế trong thời gian dài

-Phụ nữ dưới 65 tuổi sau mãn kinh có nguy cơ loãng xương cao ( hút thuốc lá nhiều, bị gãy xương trước đó, gia đình có người bị gãy xương )

-Có tiền sử bệnh lý gây loãng xương thứ phát ( cường giáp phát triển mà không điều trì dứt điểm, suy sinh dục kéo dài, cường giáp tiên phát và cường vỏ thượng thận ).

-Những người bệnh dùng glucocorticoid với liều lớn hơn 7,5 mg prednison/ ngày và thời gian từ 3 tháng đến nửa năm hoặc 1 năm.

-Những người chụp X quang thấy có bất thường ở cột sống: ví dụ như xẹp đốt sống không do u hay chấn thương.

-Phụ nữ sau mãn kinh bị gãy xương.

-Phụ nữ đã cắt buồng trứng trước 45 tuổi hoặc sau mãn kinh.

3. Các phương pháp đánh giá nguy cơ loãng xương dựa vào chỉ số OSTA:

Hiện nay nhiều nước Đông Nam Á như Thái lan, Philippin sử dụng chỉ số OSTA- (Osteoporosis Self – Assessment Tool for Asians Index) để đánh giá nguy cơ loãng xương trong trường hợp không có máy đo mật độ xương. Một số nước châu Mỹ và Châu Âu cũng đang nghiên cứu chỉ số này. Việt nam chưa có nghiên cứu về chỉ số này nhưng vì cũng là người Châu Á nên cũng có thể dùng tạm chỉ số này. Công thức OSTA được tính như sau:

OSTA = 0,2 x ( trọng lượng – tuổi ) trong đó tuổi được tính bằng đơn vị là năm, còn trọng lượng được tính bằng đơn vị là kg.

Kết quả sẽ là:

-Nếu chỉ số OSTA dưới mức -4 thì có nguy cơ bị loãng xương rất thấp. Chỉ có 3% người bệnh nằm ở chỉ số này. Tuy nhiên người bệnh không nên chủ quan vì nếu nó kết hợp với các nguy cơ khác như: gia đình có người bị gãy xương, mãn kinh sớm, uống thuốc có nguy cơ bị loãng xương…thì cũng nên đi gặp bác sĩ để khám chữa.

-Nếu chỉ số OSTA từ -4 đến -1 thì có nguy cơ loãng xương trung bình. Có khoảng 15% người bệnh nằm trong nguy cơ này, người bệnh cũng nên đến bệnh viện để khám.

-Còn chỉ số OSTA mà lớn hơn -1 thì nguy cơ loãng xương rất cao. Đáng tiếc là số người này chiếm tỷ lệ khá cao ( 61% ).

4. Phương pháp đo mật độ xương bằng siêu âm:

Phương pháp này rất may mắn là không yêu cầu nguồn phóng xạ tuy nhiên không cho kết quả chính xác như nhiều phương pháp khác. Xương gót chân thường rất dễ nghiên cứu, nó là một mô xương xốp, có từ 75-90% là xương bè, thích nghi được với sự thay đổi của bệnh tật, tuổi tác và các phương pháp điều trị.

Vì vậy sẽ dùng chùm tia siêu âm hướng trực tiếp vào vùng gót chân để đo. Từ các tín hiệu nhận được, máy sẽ đưa ra 3 thông số siêu âm như sau: mức độ giảm diêu âm dải rộng BUA (Broadband Ultrasound Attentuation – BUA), tốc độ lan truyền âm SOS ( Speed Of Sound – SOS) và chỉ số định lượng siêu âm Stiffnesss ( nó là suej kết hợp giữa BUA và SOS ). Máy sẽ tính mật độ xương từ giá trị QUI này. Phương pháp này có nhược điểm là không nhạy bằng DEXA, không đo được mật độ của xương như gãy xương cột sống hay gãy xương háng khi bị loãng xương vì vậy nó không được sử dụng để theo dõi việc điều trị của người bệnh. Nó chỉ có thể đo được mật độ xương ở vị trí ngoại vi ( gót chân ) mà thôi.

Đánh giá nguy cơ loãng xương dựa vào chỉ số OSTA và các phương pháp đo mật độ xương

1. Phương pháp DEXA

Đây là phương pháp được thế giới thống nhất sử dụng để đo mật độ xương BMD vì nó cho độ chính xác khá cao ( từ 85-99% ). Nó có thể đo được mức mất xương 2% một năm. Máy đo mật độ xương DEXA thường được đặt ở nhà thương, trung tâm chẩn đoán bệnh, hay ở trung tâm khám bệnh.

Đa số đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA được thực hiện ở háng và cột sống là có thể dự báo được nhiều vị trí khác, ví dụ như có thể dự báo được nguy cơ gãy xương háng so với mất độ xương ở các vị trí khác bằng cách chỉ cần đo mật độ xương háng, Quá trình quét sẽ không quá lâu, khoảng gần nửa tiếng ở vùng tam giác ward ( wards triangle ) ở xương đùi và đốt sống.

Có thể chẩn đoán loãng xương nếu thấy có một trong các triệu chứng như sau:

-Chụp X quang thấy khe đĩa đệm không bị hẹp, không có vùng hủy xương ở thân đốt sống. Các cung sau hầu vẫn bình thường.

-Toàn thân người bệnh không thấy có rối loạn nội tiết, không bị gầy sút hay các cơ quan khác

-Xét nghiệm: bilan phospho, hội chứng viêm âm tính (protein phản ứng C, tốc độ lắng máu, điện di protein máu…), calci ( niệu, calci máu, kiềm… ) phải bình thường.

2. Phương pháp DEXA ngoại biên (periperal dual -energy X- ray absorptiometry /P DEXA)

Máy đo P-DEXA thường được đặt ở phòng khám bác sĩ ngoại chẩn và có thể di chuyển đi các nơi dễ dàng. Phương pháp này chuyên dùng để đo mật độ xương chân tay, ví dụ như xương cổ tay chẳng hạn, thực chất nó là phương pháp biên chế của DEXA. P-DEXA có thể đo rất nhanh và không sử dụng quá nhiều phóng xạ. Tuy nhiên nếu so với DEXA khi theo dõi kết quả điều trị loãng xương thì nó vẫn không hiệu nghiệm bằng.

3. Những đối tượng nào có nguy cơ loãng xương cao?

-Yếu tố di truyền: nếu như trong gia đình có cha hoặc mẹ bị loãng xương thì người con cũng có nguy cơ cao bị loãng xương.

-Những người bị mãn kinh trước 45 tuổi, sau mãn kinh khoang gần chục năm, phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung buồng trứng hoặc sinh đẻ nhiều lần thì có nguy cơ loãng xương rất cao, tốt nhất nên đi bệnh viện để kiểm tra mật độ xương.

-Những người trên 65 tuổi dù không có bệnh tật gì cũng nên đi kiểm tra.

-Những người béo phì thì có ít nguy cơ bị loãng xương hơn những người gầy

-Những bệnh nhân sử dụng thuốc chống đông, thuốc corticoid, thuốc lợi tiểu trong thời gian dài cũng phải sử dụng các biện pháp đề phòng bệnh loãng xương.

-Trong chế độ ăn uống hàng ngày ăn quá nhiều chất đạm, protein mà lại thiếu nhiều vitamin D, canxi hay sử dụng nhiều các chất kích thích như hút thuốc, uống rượu cũng có nguy cơ cao bị loãng xương.

Đánh giá nguy cơ loãng xương dựa vào chỉ số OSTA và các phương pháp đo mật độ xương ( Phần 2 ) 1

4. Giải thích T score và Z score:

-Z score là độ lệch chuẩn của mật độ xương của người được đo hiện tại với mật độ xương của những người cùng giới tính, tuổi, màu da, trọng lượng. Chỉ số này có tác dụng gợi ý chẩn đoán loãng xương thứ phát vì mất xương nhiều. Trong công thức Z score thì tMĐX là mật độ xương trung bình của những người bệnh có cùng thuộc tính với người được đo, iMĐX là mật độ xương của người được đo, còn SD là độ lệch chuẩn của MĐX trung bình của người được đo với những người có cùng thuộc tính với đối tượng. Người bệnh có Z Score thấp có nghĩa là có nguyên nhân khác làm mất xương ngoài yếu tố mãn kinh và tuổi. Ví dụ như ở nam giới thấp hơn 50 tuổi và phụ nữ chưa mãn kinh mà chỉ số Z Score bằng -2,0 thì có nghĩa là người bệnh có mật độ xương thấp hơn 2 SD với những người có cùng thuộc tính nên cần tìm nguyên nhân loãng xương thứ phát. Ngoài ra Z Score còn được dùng để kiểm tra tình trạng tăng trưởng của xương trẻ em trong giai đoạn dậy thì.

-Ngoài Z Score ra thì còn T Score cũng được dùng để chẩn đoán loãng xương. Các nhà nghiên cứu đã tìm cách chuẩn hóa mật độ xương bằng T Score hay còn gọi là chỉ số T và nó được tính bằng đơn vị g/cm2. Cụ thể nó là độ lệch chuẩn của mật độ xương của người bệnh so với mật độ xương ở lúc phát triển cao nhất, ở khoảng 20-30 tuổi ( hay còn gọi là Standard deviations viết tắt là SD ).

Nếu gọi BMD đỉnh của một quần thể là bBMD, BMD của người bệnh i là BMDi và độ lệch chuẩn của pBMD trong nhóm người cùng thuộc tính là SD thì công thức tính chỉ số T Score sẽ như sau:

T = ( BMDi- pBMD )/ SD.

-Chỉ số T >-1 là xương bình thường

-Chỉ số T từ -2,5 đến -1 là bệnh nhân bị thiểu xương

-Chỉ số T bằng hoặc thấp hơn -2,5 là loãng xương.

-Chỉ số T bằng hoặc thấp hơn 2,5+ là có dấu hiệu gãy xương trong thời gian gần đây.

Hiện nay có tới 1 nửa phụ nữ trên 50 tuổi có nguy cơ bị loãng xương và con số này đang dần trẻ hóa. Nó làm các xương mỏng, giòn và ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc của người bệnh, về lâu dài sẽ có thể gãy xương cổ tay, xương đùi, xương cột sống. Kể cả ở nam giới tỷ lệ bị cũng khá cao. Ở nhiều bệnh xương khớp khác chúng tôi có khuyên người bệnh nên đi tái khám thường xuyên để bác sĩ có hướng xử lý kịp thời với tiến triển của bệnh. Vậy đối với việc đo mật độ xương để phòng ngừa loãng xương thì có cần phải đi kiểm tra lặp lại nhiều lần không? Các phương pháp đo mật độ xương là gì và nếu như không có máy đo thì còn cách nào khác không? Những trăn trở đó của độc giả sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết này.