Theo thống kê mới nhất của hội chống loãng xương quốc tế ( IOF ) thì cứ 5 nam giới thì có 1 người bị loãng xương, còn ở nữ giới tỷ lệ là ⅓. Có khoảng gần 6,5 triệu người gãy cổ do xương đùi do loãng xương và Châu Á chiếm khoảng 1 nửa số đó. Còn ở việt nam ước tính có khoảng gần 3 triệu người bị loãng xương và gần 200000 người bị gãy xương, trong đó khoảng 30000 bệnh nhân bị gãy xương hông và 180000 bị gãy xương do loãng xương. Độ tuổi bị loãng xương thường từ 40-50 tuổi. Với những con số biết nói đáng báo động như vậy thì bệnh loãng xương liệu có nguy hiểm với con người không? Nó để lại hậu quả như thế nào và phải chữa trị ra sao? Chúng tôi sẽ giải đáp các câu hỏi đó qua bài viết dưới đây:

1. Bệnh loãng xương là gì

Loãng xương là tình trạng giảm lượng canxi và protein trong xương dẫn đến xương bị giòn, xốp, sức chịu đựng kém đi và có khả năng gãy. Loãng xương thường không xảy ra ngay mà nó là cả 1 quá trình diễn ra từ từ nên người bệnh không hề hay biết chỉ đến khi để lại biến chứng nặng lúc đó việc điều trị vô cùng khó khăn.

Tình trạng loãng xương được chia làm 2 loại:

-Loãng xương nguyên phát: là sự lão hóa của các tảo cốt bào dẫn đến thiểu sản xương bệnh lý. Loãng xương nguyên phát bao gồm 2 loại: loãng xương typ 1 gặp ở tuổi mãn kinh và typ 2 là ở tuổi già gặp ở nữ và nam.

-Loãng xương thứ phát do một trong các nguyên nhân dưới đây:

-Chạy thận nhân tạo, thải quá nhiều canxi và thiếu 1 chất hydroxylase trong sơ đồ chuyển hóa vitamin D. Nói chung là do các bệnh về thận.

-Do bất động quá lâu

-Do người bệnh quá lạm dụng các loại thuốc heparin hay corticoid

-Do người bệnh mắc một trong các bệnh nội tiết: cường giáp trạng, cường vỏ thượng thận, to viễn cực hoặc suy tuyến sinh dục.

Bệnh loãng xương ở người già là gì và phương pháp chữa trị như thế nào 1

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng loãng xương

-Do người bệnh ăn uống không đủ chất, dẫn đến xương trong cơ thể bị thiếu các nguyên tố vi lượng hay magne, canxi, phốt pho, acid amin, albumin dạng keo.

-Người cao tuổi bị thiếu hụt vitamin D trầm trọng, gan, thận, ruột bị suy yếu, người già không tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời dẫn đến xương bị thoái hóa.

-Loãng xương cũng có thể do người bệnh bị suy giảm miễn dịch.

-Do canxi trong thức ăn không đủ để duy trì lượng canxi cần trong máu. Vì vậy hormon cận giáp sẽ tiết ra lượng canxi từ trong xương ra để bổ sung lượng canxi bị thiếu trong máu đó dẫn đến tình trạng loãng xương.

-Sau mãn kinh ở phụ nữ và mãn dục ở đàn ông thì Androgene và Oestrogene kích hoạt các tế bào osteoclast khiến cho tốc độ hủy xương nhanh hơn tạo xương dẫn đến tình trạng loãng xương.

-Một số trường hợp bị bệnh loãng xương do yếu tố di truyền.

-Bà mẹ mới sinh nhưng không ăn đủ dưỡng chất nên thiếu canxi và protid để bù đắp

3. Biểu hiện của bệnh loãng xương

-Người bệnh sau khi bị chấn thương, vận động quá nhiều hay thời tiết thay đổi thì cơn đau tái phát nhưng sẽ theo đợt

-Người bệnh đau và khó cử động ở cánh chậu, cột sống, bả vai.

-Bệnh nhân bị gù vùng lưng hoặc thắt lưng, rõ ràng là cơ thể bị lùn đi so với lúc trước.

-Người bệnh loãng xương có thể bị gãy một số xương như: đầu dưới xương cẳng tay, đầu trên xương đùi, xương cùng và xương chậu, đầu trên xương cánh tay và xương sườn.

4. Hậu quả của bệnh loãng xương:

-Bệnh nhân bị đau lan sang các bên mạn sườn hoặc đau thắt lưng. Thi thoảng bị co cứng các cơ cột sống

-Người bệnh bị đau nhức tại các đầu xương.

-Cơ thể người bệnh bị chuột rút, có cảm giác ớn lạnh và hay bị ra mồ hôi.

5. Cách điều trị bệnh loãng xương:

Hiện tại có thể điều trị loãng xương bằng cả Đông y và Tây y:

-Với phương pháp Tây y thì có thể dùng các loại thuốc tái tạo xương như: Calcium, Parathyroid Hormon, Vitamin D. Hoặc các loại thuốc tăng đồng hóa như: Deca-Durabolin, Durabolin.

-Và kết hợp với các loại thuốc chống hủy xương như:

-Nhóm Bisphophonates như: Alendronate, Etidronate, Pyrophosphate, Risedronate, Clodronate, Tiludronate…

-Nhóm hormon như Progesterone, Oestrogen, Raloxifene, Tibolol.

-Nhóm Calcitoni là chuỗi các acid amin

Còn thuốc Đông y thì có thể sử dụng các loại thuốc sau:

-Thuốc bổ gan giải độc: gồm các nguyên liệu: diệp hạ châu, bồ công anh, tơ hồng xanh, kim ngân cành, sài đất, hạ khô thảo, nhân trần…

-Thuốc đặc trị bệnh loãng xương: thành phần gồm có: vương cốt đằng, tơ hồng xanh, ngưu tất, gối hạc, thạch cao, xuyên quy, cẩu tích, chi mẫu, hy thiêm, dây đau xương, đỗ trọng, độc hoạt, gối hạc, phòng phong.

-Thuốc kiện tỳ ích tràng: Thành phần gồm có: Hoàng kỳ, bạch truật, phụ tử, dĩ nhân, phục linh, đẳng sâm, quế chi, trần bì, bạch thược và 1 số loại dược liệu khác.

-Thuốc hoạt huyết bổ thận: Nguyên liệu bao gồm: Gắm, xích đồng, nhân trần, hạnh phúc, cành sung, tơ hồng xanh, bách bộ, ba kích, bồ công anh, hoàng kỳ….

6. Cách phòng ngừa bệnh loãng xương:

-Trong các bệnh về xương khớp thì phòng bệnh loãng xương là dễ nhất, bạn hãy ăn nhiều thức ăn có canxi để giúp cho xương luôn khỏe.

-Vận động thường xuyên như tập thể dục, thể thao chứ không nên nằm lâu một chỗ

-Từ tuổi 40 trở đi nên uống canxi ( từ 0,5-1,5g / ngày ).

Khi người bệnh đến độ tuổi từ ngoài 40 trở đi nên đi bệnh viện khám thường xuyên hoặc nếu người bệnh thấy có một trong những triệu chứng đau như trên thì phải đến khoa xương khớp khám luôn để điều trị kịp thời. Bạn cũng nên lưu ý ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều canxi như ăn cá, uống sữa và không nên dùng các chất kích thích, kết hợp các biện pháp vật lý trị liệu khác thì mới điều trị tốt được bệnh loãng xương.