Tập thể hình thường xuyên không chỉ giúp con người thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp xương chắc khỏe mà còn phòng ngừa bệnh tật. Tuy nhiên trong quá trình tập thể hình người tập vô tình tập sai cách hoặc không cẩn thận dẫn đến để xảy ra nhiều chấn thương nặng nhẹ khác nhau, từ đó không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng tập mà còn đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Vì vậy chúng tôi xin hướng dẫn bạn cách xử lý khi bị một trong các chấn thương khớp sau:

1. Chấn thương khớp khuỷu tay:

Loại chấn thương khớp này xảy ra vào lúc vận động viên, người tập nâng tạ lên vị trí cao nhất hoặc đẩy tạ nằm quá nặng nên chốt khớp khuỷu tay. Hơn nữa khi tập những loại tạ quá nặng, trọng lượng của tạ sẽ dồn lên ổ khớp khuỷu tay và xương cánh tay, khiến nó bị biến dạng. Các cơ sẽ không còn căng cứng nữa, để lâu ngày các bao hoạt dịch sẽ bị thoái hóa dần dần và giảm dần đàn hồi.

Để hạn chế tối đa bị chấn thương khớp khuỷu tay thì bạn nên chú ý những điều sau:

-Đưa cánh tay xuống phải tạo với cơ thể 1 góc vuông 90 độ.

-Khi đẩy ngực thì để thẳng tay ra hết cỡ ở những vị trí cao nhất chứ không được chốt khuỷu tay.

2. Chấn thương khớp cổ tay:

Trong quá trình tập thể hình người tập lên xà đơn không nắm chắc tay khiến cổ tay bị giãn, đẩy ngực hay tập tạ thẳng, tập tạ tay trước mà thanh tạ bị trượt ra xa khớp cổ tay…Đây là loại chấn thương khớp mà những người tập thể hình hay gặp nhiều nhất. Lúc này những sợi gân nhỏ sẽ chạy từ ngón út thẳng đến cổ tay bị tổn thương dẫn đến chấn thương khớp cổ tay. Nếu như người bệnh xoay cổ tay thì sẽ nghe tiếng lách cách và thấy đau tê nhẹ, nếu xoay mạnh thì sẽ đau nhói nặng hơn.

Trong quá trình tập, nếu như bạn thấy cổ tay bị giãn quá mức và đau nhói thì phải ngừng tập ngay lập tức và làm các bước như sau:

+Cho cổ tay ngưng gần hết các hoạt động trong khoảng 2-3 ngày.

+Kiếm 1 cái giẻ sạch hoặc 1 cái khăn sạch rồi cho đá vào chườm lên chỗ đau ngay lập tức trong khoảng nửa tiếng. Chườm liên tục trong 3 ngày.

+Có thể sử dụng quấn băng hoặc thanh nẹp để cố định cổ tay

+Cổ tay bị chấn thương phải nâng cao để tránh máu dồn gây tụ huyết hay sưng tấy.

+Nếu như người bệnh quá đau thì nên sử dụng thuốc kháng viêm. Nhưng phải hỏi qua ý kiến của bác sĩ đã.

Vì chấn thương khớp cổ tay có liên quan đến dây chằng nên rất dễ tái phát và khó hồi phục. Vì vậy bạn cần lưu ý tránh những điều sau:

+Để tránh làm gân rách nặng hơn thì không được nắn sửa cổ tay.

+Để tránh vết thương tụ máu bậm và sưng nề nặng hơn thì không được sử dụng cao chườm nóng như Deep Heat, Salonpas…

+Để không làm chấn thương khớp nặng hơn thì bạn nên nghỉ tập 1 thời gian.

Để tránh các chấn thương nặng hơn, bạn cần đi khám bác sĩ nếu thấy xuất hiện các dấu hiếu sau đây:

+Khó vận động hay mất cảm giác ở ngón tay

+Các ngón tay có màu trắng đỏ hoặc xanh và bị sưng húp

+Người bệnh ngày càng đau nặng hơn.

Mẹo xử lý chấn thương xương khớp khi tập thể hình cần phải biết 1

3. Chấn thương lưng do tập thể hình:

Chấn thương này khá nặng do nó ảnh hưởng đến đĩa đệm cột sống. Đĩa đệm sẽ bị rách vòng xơ bên ngoài và phình lồi ra chèn ép lên rễ thần kinh. Lúc đó người bệnh sẽ bị đau từ vùng lưng xuống và lan xuống 2 chân, đau 1 lúc hoặc mãi mãi. Người bệnh có thể khắc phục tình trạng đau này nhưng cần hạn chế tập luyện quá mức vì nó sẽ làm các cơn đau tái phát.

Chấn thương bả vai khi tập thể hình:

Trong quá trình tập nâng tạ người bệnh có thể bị trật khớp vai nếu như tập không đúng cách. Lúc này điểm bám dây chằng của cơ delta của xương bả vai sẽ bị bong ra, khiến cho người bệnh khó có thể vận động giang cánh tay ra 2 bên. Sụn khớp và màng dịch khớp bị tổn thương, các phần mềm quanh khớp vai như dây chằng, gân, cơ sẽ bị tổn thương. Khi cử động khớp vai người bệnh sẽ cử động rất khó khăn và có tiếng kêu lục khục.

Trong quá trình tập luyện, đẩy vai bạn cần lưu ý những điều sau để không bị chấn thương:

-Để tránh tạo áp lực lên khớp vai thì không chốt khuỷu tay.

-Khi tập cho cẳng tay vuông góc với mặt sàn, cầm thanh tạ với độ rộng vừa phải sao cho khuỷu tay và cánh tay tạo thành 1 góc vuông 90 độ, 2 cùi trỏ không bị lệch và thẳng hàng.

-Nếu như trước đây người tập đã có những chấn thương ở vai thì không nên tập nhiều các bài tập khá nặng

Xử lý chấn thương khi tập thể hình như thế nào?

-Nếu đã xảy ra chấn thương thì người tập nên tập nhẹ nhàng để các cơn đau không bị tái phát. Nếu như chấn thương ngày một xấu hơn thì cần liên hệ với bác sĩ để được khám chữa kịp thời.

-Nên hạn chế vận động trong 1 thời gian dài và tuyệt đối không được nắn bóp vùng đau sẽ khiến chấn thương nặng hơn.

-Bổ sung glucosamin và vitamin hay các chất cần thiết khác giúp xương khớp cử động được linh hoạt hơn, tăng cường độ bôi trơn của khớp.