Viêm khớp cùng chậu hai bên có nhiều nguyên nhân, đặc biệt hay gặp ở nữ giới độ tuổi sinh đẻ, làm thế nào để biết nguyên nhân của bệnh và bí kíp điều trị bệnh hiệu quả. Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.

Nguyên nhân của bệnh viêm khớp cùng chậu hai bên

Viêm khớp cùng chậu hai bên nếu ở nam giới nguyên nhân thường do viêm cột sống dính khớp viêm khớp vảy nến, viêm khớp phản ứng. Nhưng bệnh chủ yếu thường gặp ở nữ giới, đặc biệt ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản do nhiễm khuẩn.

Nguyên nhân của bệnh viêm khớp vùng chậu hai bên và bí kíp điều trị bệnh hiệu quả 1

Bình thường, hai khớp cùng chậu nằm ở phía sau, giữa hai mông, nơi tiếp giáp giữa xương cùng cụt nằm dưới cột sống thắt lưng và phía sau của hai xương cánh chậu nên phụ nữ khi mang thai, do thai lớn dần lên, chèn ép tiểu khung, gây ứ huyết vùng khung chậu, chèn ép bàng quang khiến việc thải tiết nước tiểu khó khăn, dễ gây nhiễm khuẩn ngược dòng. Nhiễm khuẩn đầu tiên chỉ khu trú trong vùng sinh dục tiết niệu, dần dần lan đến vùng khớp cùng chậu.

Những phụ nữ có các bệnh về viêm đại tràng, viêm nhiễm đường sinh dục, vệ sinh vùng kín. Do vệ sinh không sạch sẽ, nhất là trong thời kỳ hành kinh có thể khiến vùng kín bị viêm nhiễm, rồi gây tổn thương lan rộng dẫn đến viêm khớp cùng chậu hai bên.

Bí kíp điều trị bệnh viêm khớp vùng chậu hai bên hiệu quả.

Để điều trị bệnh viêm khớp cùng chậu hai bên hiệu quả cần tùy thuộc vào nguyên nhân để tìm hướng điều trị và biết được khả năng bệnh khỏi nhanh hay chậm.

Bệnh viêm khớp cùng chậu sau đẻ thường chữa trị nhanh hơn và khỏi hoàn toàn. Ở nhóm bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính thường khó điều trị và tồn tại dai dẳng, còn bệnh do nhiễm khuẩn thì phụ thuộc vào việc chẩn đoán và điều trị sớm hay muộn, có biến chứng viêm nhiễm, tắc đường sinh dục kèm theo hay không mà có liệu pháp điều trị và lượng thời gian tùy thuộc mức độ bệnh.

  • Điều trị bệnh bằng thuốc:

Để điều trị viêm khớp cùng chậu, hiện nay thường chỉ định dùng các thuốc kháng sinh như doxycyclin 100mg uống 2 lần hoặc amoxycyclin 500mg, 3 lần/ngày, dùng liên tục trong 2-4 tuần. Dùng các thuốc chống viêm, giảm đau không steroid. Tiêm corticoid vào khớp cùng chậu. Trong trường hợp nặng cần phải dùng thêm cefotaxime, ceftriaxone kèm với metronidazole, azithromycine, roxithromicine, clindamycine, gentamycine…

Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, ngoài việc dùng thuốc cần kết hợp vật lý liệu pháp, mà việc tập luyện, vận động là biện pháp chính cần phải tiến hành đồng thời để giúp vùng khung chậu có độ co giãn tốt. Vì vậy, khi nghi bị viêm khớp cùng chậu cần đi khám bác sĩ để được hướng dẫn các động tác tập luyện cụ thể, giúp luyện tập cột sống và khung chậu cơ động, linh hoạt.

  • Một số bài tập hiệu quả cho bệnh nhân viêm khớp vùng chậu hai bên:

Nằm ngửa trên nền phẳng, co chân trái về sát ngực, hai tay vòng lấy chân, giữ người ở tư thế thẳng, rồi quay hết cỡ về bên phải, đến khi đầu gối chạm sàn, rồi lại quay ngược về bên trái, nghiêng người hết cỡ để đầu gối chạm sàn, đây là bài tập rất hiệu quả để tập luyện khung xương chậu. Cần tập lần lượt mỗi bên chân rồi chuyển sang chân còn lại trong thời gian 30 đến 40 phút mỗi ngày.

Nguyên nhân của bệnh viêm khớp vùng chậu hai bên và bí kíp điều trị bệnh hiệu quả 2

Nên cân nhắc điều trị ngoại khoa khi điều trị nội khoa, kết hợp với vật lý trị liệu mà bệnh không thuyên giảm, bệnh nhân đau âm ỉ, dữ dội, dai dẳng ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hoàng ngày và có nguy cơ gây biến chứng.

Bệnh viêm khớp vùng chậu hai bên nếu để lâu ngày sẽ dẫn đến dính khớp. Do đó mọi người, đặc biệt là những chị em phụ nữ mang thai cần chú ý đến căn bệnh này để sớm phát hiện nguyên nhân và điều trị kịp thời. Ngoài dùng kháng sinh, thuốc không steroid giảm đau, cần kết hợp vật lý liệu pháp để đạt được hiệu quả tốt nhất.