Ở bài viết lần trước chúng tôi có nói đến nguyên nhân cũng như biến chứng của bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn. Bài này sẽ nói rõ hơn về các thể loại bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn cũng như triệu chứng của bệnh một cách cụ thể nhất.

1. Triệu chứng của viêm khớp nhiễm khuẩn:

A. Triệu chứng lâm sàng:

-Dấu hiệu toàn thân:

+Lúc đầu người bệnh sẽ bị sốt liên tục có lúc cao nhất khoảng 40 độ, người lúc nào cũng trong trạng thái mệt mỏi, ốm sốt, da khô, mưng mủ, lưỡi bẩn…

+Viêm khớp thường xảy ra sau 1-2 tuần khi bị nhiễm khuẩn huyết, bị mụn nhọt, viêm cơ hay sau khi bị tiêm thuốc hydrocortison vào khớp.

-Ở ngoài khớp:

+Trải qua thời gian dài nếu người bệnh lười vận động thì các cơ ở chi gần khớp sẽ bị teo lại.

+Phần gốc chi có khớp bị viêm ( ở nách, bẹn ) thường nổi hạch đau và sưng tấy.

+Cần phải kiểm tra kỹ vị trí của tụ cầu như viêm cơ, mụn nhọt, viêm màng…

-Triệu chứng ở khớp:

+Vùng da ngoài khớp căng và đỏ, khớp sưng rõ ràng, chạm vào thấy nóng và đau đến mức người bệnh phải hạn chế vận động. Những khớp có biểu hiện rõ nét nhất thường là các khớp ngoại biên như: khuỷu, gối, cổ chân…Ở khớp vai, háng phải khám kỹ và so sánh với bên lành thì mới thấy được. Ở khớp gối xương bánh chè bị bập bềnh, viêm gây tiết dịch nhiều, sưng phù sang cả phần mặt dưới trước đùi.

+Tụ cầu ít khi nào gây viêm 2 khớp, 2 khớp đối xứng lại càng hiếm, đa số chỉ 1 khớp. Thường bị viêm khớp gối là nhiều nhất, rồi mới đến khớp háng và các khớp khác.

+Về lâu dài triệu chứng của viêm khớp nhiễm khuẩn cũng rất rõ ràng và dễ phân biệt. Các triệu chứng ở khớp không hề lan sang các khớp khác hay bị giảm đi mà nó chỉ có tăng lên.

+Bệnh nhân bị đau kiểu nhức mủ liên tục đặc biệt khi cử động sinh hoạt nên thường sẽ giữ khớp ở tư thế cố định nửa co, và phải kê thêm đệm ở phía dưới hoặc độn chân để tránh đau.

Các thể loại bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn và triệu chứng của bệnh 1

B. X quang và xét nghiệm:

-Xét nghiệm dịch khớp:

+Phương pháp này sẽ giúp cho bác sĩ chọc tháo mủ, phân loại vi khuẩn, làm kháng sinh đồ, chẩn đoán và đánh giá kết quả điều trị.

+Một số tế bào thoái hóa thành tế bào mủ, còn đa số là đa nhân trung tính.

+Dịch khớp có màu vàng đục, giảm độ quánh.

+Cấy vi khuẩn trên môi trường. Nhuộm gram soi trực tiếp, dịch khớp được phiết lên trên kính. Soi và cấy nhiều lần để tìm ra vi khuẩn. Cuối cùng là làm kháng sinh đồ cho người bệnh.

+Sinh hóa: glucose và mucin đều giảm.

-Xét nghiệm về viêm:

+Sợi huyết tăng

+Công thức tăng: tỷ lệ ĐNTT tăng, BC tăng.

+Nếu người bệnh bị nhiễm khuẩn huyết thì cấy máu sẽ thấy vi khuẩn.

+Tốc độ lắng máu tăng rõ rệt.

+Thấy gamma globuline tăng khi điện di protein.

-Chụp X quang sẽ thấy:

+Thương tổn lan sang đầu xương và sụn khớp. Khi chụp X quang sẽ thấy diện khớp vô cùng nham nhở và không đều nhau, khe khớp hẹp. Hình ảnh này chỉ thấy khi bệnh đã tiến triển được 1 thời gian.

+Thời gian đầu sẽ chỉ thấy phần mềm quanh khớp hơi tăng cản quang do phù nề, đầu xương mất vôi nhẹ do màng hoạt dịch bị tổn thương ( từ 1-2 tuần ).

+Sau 1 thời gian dài sẽ thấy diện khớp nham nhở, khe khớp hẹp nhiều, đầu xương xen kẽ tổn thương hủy hoại và tái tạo, khớp có nhiều chỗ dính. Thậm chí khớp có thể bị di lệch toàn bộ hoặc 1 phần.

2. Các thể loại bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn:

A Thể bệnh theo vi khuẩn:

-Các loại vi khuẩn Pseudomonas, Coli…có thể cư trú ở những người bệnh bị viêm đường tiết niệu mãn tính, chạy qua tĩnh mạch đến một số khớp như: khớp vệ, cột sống thắt lưng, khớp cùng chậu, khớp háng…

-Do não phế cầu, mô cầu khá hiếm, người bệnh lại bị viêm phổi, viêm màng não rồi dẫn đến viêm khớp nên việc chẩn đoán không khó.

-Xoắn khuẩn giang mai làm cho người bệnh bị viêm khớp trong giai đoạn 2 của bệnh đi cùng với viêm xương. Ngoài ra còn các loại vi khuẩn hiếm gặp khác như: vi khuẩn Pfeiffer, trực khuẩn mủ xanh. Gần đây còn xuất hiện bệnh Lyme do xoắn khuẩn thuộc loại Borrelia gây viêm khớp.

-Người bệnh bị lậu cầu: Vi khuẩn sẽ gây tình trạng viêm cấp tính hoặc sau khi gây viêm nhiễm ở tiết niệu, sinh dục rồi mới đến khớp háng.

-Lậu cầu vừa có thể gây thể cấp tính và mạn tính, để lâu dài còn bị dịch khớp mà nhiều người hay nhầm với lao khớp. Cần chẩn đoán bằng cách tìm thấy vi khuẩn ở dịch khớp và dựa trên tiểu sử bệnh lý của người bệnh.

B Thể bệnh theo vị trí tổn thương:

-Viêm khớp háng: Khó phát hiện được dấu hiệu sưng khớp vì nó nằm ở sau các khối cơ. Về lâu dài nó có thể gây viêm đầu xương đùi, trật khớp và viêm xương cánh chậu lan rộng.

-Viêm cột sống đĩa đệm: Chủ yếu do vi khuẩn thương hàn gây ra, phát triển sau viêm cơ, bị nổi mụn nhọt và chấn thương ở gần cột sống.

-Triệu chứng:

+Cột sống lưng: Vùng thắt lưng sẽ bị hạn chế các động tác nghiêng, cúi, quay, ngửa. Dấu hiệu chèn ép các rễ thần kinh liên sườn rõ ràng. Chèn ép và biến dạng vùng đuôi ngựa tủy sống.

+Cột sống cổ: Người bệnh khó vận động do quá đau. Nếu để tình trạng này xảy ra lâu dài thì có thể dẫn đến tủy và hành tủy bị chèn ép và ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.

Chẩn đoán: Lúc đầu không có nhiều triệu chứng nên rất khó chẩn đoán. Vì vậy cần phải dựa vào tiểu sử bệnh lý của người bệnh và tiến hành làm các xét nghiệm vi khuẩn như là chọc dò vào vùng tổn thương.

-Viêm nhiều khớp: Thường sẽ là 2 khớp đối xứng với nhau và nằm trong bệnh cảnh nhiễm khuẩn huyết. Thể loại bệnh này chẩn đoán không khó nhưng điều trị rất khó và lâu dài.

Ở bài viết sau chúng tôi sẽ nói cụ thể hơn về cách chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn để bạn có phương hướng chuẩn bị tốt nhất.