Không để bạn đọc phải chờ đợi lâu thêm nữa, bài viết này của chúng tôi sẽ nêu ra phương pháp chẩn đoán cũng như cách điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn để bạn chuẩn bị tốt nhất.

1. Chẩn đoán viêm khớp nhiễm khuẩn:

-Chẩn đoán xác định:

+Thương tổn tại 1 khớp thông thường sẽ có các triệu chứng như sau: tấy đỏ, sưng, nóng và đau đến mức làm người bệnh khó cử động.

+Dựa vào tính chất thứ phát và tiền sử bệnh lý mà chẩn đoán.

+Khi bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn đã tiến triển được 1 thời gian thì dấu hiệu X quang khá là rõ ràng. Có những thay đổi điển hình của dịch khớp và xét nghiệm về viêm ( + ).

+Một số triệu chứng toàn thân như: hội chứng nhiễm khuẩn…

-Chẩn đoán phân biệt:

Giai đoạn đầu cần phân biệt với các bệnh sau:

+Bệnh gút cấp tính: viêm hay gặp ở bàn ngón chân cái và các khớp chi dưới. Lượng acid uric trong máu tăng cao.

+Thấp khớp cấp: Triệu chứng thường xuất hiện ở tim, viêm nhiều khớp, cần điện tâm đồ và làm xét nghiệm.

+Viêm khớp nhỏ hay tái phát và tràn dịch khớp không liên tục: Dựa vào tính chất viêm, tiền sử bệnh và dịch khớp mà chẩn đoán.

+Chảy máu khớp trong bệnh Hemophillie: Sau chấn thương khớp hay bị sưng và đau dữ dội. Chẩn đoán dựa trên chảy máu và tiền sử bệnh. Xét nghiệm thấy dịch khớp có máu và thời gian máu đông kéo dài.

+Bệnh Reiter: Sau viêm niệu đạo, viêm màng tiếp hợp mắt và hội chứng lỵ thì xuất hiện viêm nhiều khớp, viêm khớp do virus. Trong dịch khớp có tế bào có hạt vùi.

Giai đoạn sau: Cần phân biệt với các bệnh sau:

+Viêm cột sống một khớp thể một khớp và viêm khớp dạng thấp có thể phân biệt dựa trên dịch khớp, các triệu chứng lâm sàng và chụp X quang.

+Lao khớp thì dựa trên dịch khớp cũng như biểu hiện viêm.

+Đợt viêm cấp của thoái hóa khớp: Dựa vào dịch khớp, tiền sử bệnh lý cũng như chụp X quang.

Hướng dẫn chẩn đoán và cách điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn hiệu quả nhất 1

2. Cách điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn.

-Nguyên tắc điều trị:

+Cho người bệnh sử dụng kháng sinh liều cao đến khi hết viêm.

+Khi phát hiện ra bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn cần phải điều trị ngay để không để lại di chứng. Có thể kết hợp nhiều biện pháp như vật lý trị liệu, điều trị nội, ngoại khoa tùy theo giai đoạn bệnh.

-Quá trình điều trị:

+Ở giai đoạn đầu: dựa vào kháng sinh đồ mà cho người bệnh dùng kháng sinh liều cao hoặc dùng 2 kháng sinh trở lên, nếu không ổn thì đổi sang loại kháng sinh khác.

+Bác sĩ sẽ chọn loại kháng sinh đúng với loại vi khuẩn gây bệnh sau đó đưa vào cơ thể thông qua tĩnh mạch ở cánh tay. Nếu không muốn tiêm thì có thể cho bệnh nhân dùng loại kháng sinh uống. Thời gian điều trị kháng sinh từ 2 tuần đến hơn 1 tháng tùy vào loại vi khuẩn, sức khỏe của người bệnh cũng như mức độ nhiễm trùng.

+Nếu người bệnh bị nhiễm tụ cầu vàng kháng kháng sinh thì có thể cho dùng vancomycin với liều lượng 2g/ ngày pha với dung dịch đường truyền tĩnh mạch.

+Nếu chưa có kết quả kháng sinh đồ, cấy máu, cấy dịch khớp, soi tươi nhuộm gram dịch khớp âm tính thì có thể cho người bệnh dùng ceftriaxon khoảng 2g/ lần trong ngày hoặc cephalosporin thế hệ 3 đường tĩnh mạch (TM) như cephotaxim ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 g và cách nhau khoảng 8 tiếng.

+Khi đang dùng thuốc khác đường truyền tĩnh mạch mà bị nhiễm trùng khớp hay bị nhiễm trùng trực khuẩn mủ xanh (P. aeruginosa) thì có thể dùng thêm cephalosporin thế hệ 3 hoặc kháng sinh nhóm aminoglycosid.

+Còn nếu soi tươi nhuộm gram dịch khớp mà thấy vi khuẩn gram dương thì clindamycin 2,4g tiêm tĩnh mạch/ngày 4 lần cách nhau 6 tiếng hoặc dùng nafcillin hay oxacillin 2g cách nhau 6 tiếng.

Điều trị theo kháng sinh đồ:

+Nếu do vi khuẩn gram âm thì có thể dùng thuốc nhóm fluoroquinolon như levofloxacin 500mg uống hàng ngày hoặc tiêm tĩnh mạch. Hoặc cũng có thể dùng kháng sinh cephalosporin thế hệ 2 hoặc 3 tiêm tĩnh mạch cũng được.

+Do liên cầu hoặc phế cầu mà vi khuẩn lại nhạy với penicilin thì dùng penicillin G 2 triệu đơn vị tiêm tĩnh mạch cách nhau 4 tiếng trong nửa tháng.

+Nếu là trực khuẩn mủ xanh thì phải dùng ceftazidim1g tiêm cách nhau 8 tiếng hoặc mezlocillin 3g tiêm tĩnh mạch cách nhau 4 tiếng kết hợp với aminoglycosid. Sau 2 tuần thì dùng kháng sinh fluoroquinolon như ciprofloxacin 750 mg uống 2 lần 1 ngày.

+Người bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn nên lưu ý các loại thuốc kháng sinh có thể gây ra phản ứng phụ như tiêu chảy hay buồn nôn.

+Màng hoạt dịch ngấm thuốc dễ dàng nên có thể cho thuốc vào bằng đường toàn thân. Sử dụng kháng sinh đến khi hết hẳn viêm và tiến hành làm xét nghiệm.

+Chọc tháo dịch khớp cho thành mủ rồi dẫn lưu. Điều này có 3 tác dụng: làm giảm áp lực lên khớp, loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn trong khớp, lấy mẫu để kiểm tra các sinh vật và vi khuẩn. Nếu hút dịch khớp mà không có tác dụng thì có thể nội soi khớp: Một ống hút có gắn video ở đầu đặt trong khớp đưa qua vết rách nhỏ quanh khớp để hút tất cả dịch trong ổ khớp.

+Ở giai đoạn này người bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn có thể dùng các vitamin nhóm B, thuốc giảm đau, truyền máu để người bệnh có sức đề kháng tốt hơn.

+Khớp bị viêm đặt cố định bằng máng hoặc nẹp. Khi triệu chứng này giảm thì người bệnh cần vận động nhiều và xoa bóp các chi ở gần khu vực khớp để không bị teo cơ và dính khớp.

Ở giai đoạn nặng:

+Người bệnh nằm tại chỗ và sử dụng kháng sinh toàn thân.

+Nếu để xảy ra biến chứng thì cần chỉnh hình bằng phương pháp ngoại khoa hoặc vật lý.

+Nếu bị trật khớp thì phẫu thuật đặt lại khớp và mở dẫn lưu mủ để nạo những chỗ xương bị chết. Cần phải làm luôn không để xảy ra tình trạng dính khớp.

Bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn có thể hoàn toàn kiểm soát được nếu như người bệnh nghe theo mọi chỉ định của bác sĩ. Khớp bị viêm cần được áp gạc ấm và nghỉ ngơi hợp lý để giảm viêm và đau. Sử dụng các thuốc chống viêm không steroid ( NSAID ) như Ibuprofen ( Motrin, advil và 1 số loại khác ).