Theo một thống kê hiện nay thì khoảng quá bán tất cả những người uống rượu thường xuyên ( từ 300- 1500 ml rượu cuốc lủi mỗi ngày ) đều có nguy cơ mắc bệnh hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi. Bệnh này hay xảy ra ở nam giới trong độ tuổi trung niên ( 20-50 ). Thuật ngữ “ hoại tử vô khuẩn “ ám chỉ xương bị chết . Nghe đến đây chắc chắn các đệ tử lưu linh sẽ phải giật mình và suy nghĩ lại về thói quen uống rượu của mình. Vậy hoại tử vô khuẩn nó là gì? Liệu nó có ảnh hưởng gì đến tính mạng của người bệnh hay không? Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Bệnh hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi là gì

Trong cơ thể chúng ta, xương cũng cần oxy và máu để được tồn tại. Hoại tử vô khuẩn xương đùi ( tên tiếng anh là Avascular Necrosis ) hay còn gọi là hoại tử vô mạch chỏm xương đùi là tình trạng tủy xương và tế bào xương bị phá hủy, hoại tử do không đủ máu cung cấp để nuôi dưỡng chỏm xương đùi. Khi bị hoại tử thì xương sẽ xuất hiện các vùng khuyết, về sau sẽ gãy dần dưới sụn, làm xẹp chỏm xương đùi, gây ra thoái hóa và làm khớp háng mất dần cử động và dẫn đến tàn phế. Lúc xương không được cung cấp máu dẫn đến hoại tử thì cơ thể sẽ thay thế bằng tăng sinh từ từ vùng xương còn sống. Cụ thể là nó sẽ làm mềm xương và hấp thu các xương hoại tử để tạo ra xương mới.

2. Nguyên nhân gây bệnh hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi

Một nửa số người bệnh bị hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi là do tự phát. Ngoài ra cũng còn do một số nguyên nhân khác nữa như sau:

-Bệnh Thalassemia và hồng cầu hình liềm: Đây là hậu quả của việc thay đổi hình dạng tế bào máu, từ đó chúng tụ lại và ngăn chặn những tiểu mạch máu nhỏ và mạch máu nhỏ trong xương.

-Bệnh nhân được điều trị bằng steroid như người bệnh bị hen suyễn hoặc lưu trữ nhiều chất béo trong cơ thể như bệnh Gaucher. Hậu quả xảy ra là do người bệnh được dùng steroid 1 liều lớn hoặc dùng trong thời gian dài. Nó tác động lên các khớp như đầu gối, hông, vai.

-Người bệnh bị các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ.

-Người bệnh bị HIV

-Chấn thương dẫn đến gãy cổ xương đùi hoặc trật khớp

-Bệnh tắc mạch tự phát hoặc bệnh lý tăng động.

-Dùng thuốc chống viêm ( corticoid ) liều cao,

-Thai nghén

-Hút nhiều thuốc lá, uống nhiều chất kích thích như rượu bia…cũng làm hoại tử vô khuẩn ở những khu vực gối, khớp hông và một số nơi khác.

-Rối loạn chuyển hóa mỡ

-Ghép tạng

-Bệnh khí ép ( công nhân hầm mỏ, thợ lặn )

-Bệnh đái tháo đường

-Bệnh nhân ghép thận và lọc máu

Bệnh hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi là gì và triệu chứng lâm sàng như thế nào 1

3. Triệu chứng lâm sàng của bệnh

-Người bệnh có cảm giác sưng đầu gối và giảm vận động khớp gối dần

-Các cơn đau tăng mạnh về đêm.

-Đau ở mông và bẹn, về sau lan xuống khớp gối.

-Cơn đau tăng mạnh, đặc biệt khi đi lại

-Không thấy có dấu hiệu gầy sút, sốt hay nhiễm khuẩn…

-Ở những giai đoạn về sau thì người bệnh mới thấy đau khớp háng. Lúc này người bệnh sẽ không ngồi được hoặc ngồi xổm một cách khó khăn. Co duỗi thì được nhưng muốn khép háng hay xoay háng cũng khó.

4. Triệu chứng cận lâm sàng của bệnh hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi:

-Tiến hành làm các xét nghiệm huyết học và sinh hóa như bình thường.

-Chụp CT: Ở giai đoạn đầu của bệnh thì chỉ có thể thấy được dấu hiệu thưa xương. Còn ở khu vực mạch máu và tủy của xương bị hoại tử thì không thấy được điều gì bất thường. Một số dấu hiệu khác có thể thấy là đường sang dưới sụn, các giải tăng tỷ trọng có độ dầy khác nhau hoặc các nốt tăng không đều, xương dưới sụn bị vỡ và biến thành chỏm xương.

-Chụp X quang: Lúc này ta sẽ xem được chỏm xương bị biến dạng. Trường hợp nặng thì sẽ bị hẹp khe khớp và tiêu hoàn toàn, mức độ nhẹ hơn một chút thì bị tiêu 1 phần. Không những vậy xương cũng bị vỡ dưới sụn hay bị mất chất khoáng. Thường chụp X quang sẽ cho kết quả vào giai đoạn muộn của bệnh.

-Chụp cộng hưởng MRI: Nếu như chụp CT không thể phát hiện sớm được các dấu hiệu của hoại tử vô khuẩn thì chụp MRI có thể phát hiện được những tổn thương sớm nhất. Các dấu hiệu trên phim MRI ta có thể thấy như sau:

+ Tăng tín hiệu trên T1W và T2W

Có vùng bất thường:

+ Vùng bất thường lớn giảm tỷ trọng SI

+ Xác định rõ vùng tăng tín hiệu ở khu vực thuộc khớp.

+ Xung quanh khu vực có tin hiệu SI bất thường thì có vùng giảm SI hình nhẫn

Dấu hiệu 2 dòng

+ Xảy ra ở vùng xương chết và vùng xương sống

+ Thay đổi trên chuỗi T2W

+ Vòng trong là vùng xương mô hạt mạch máu còn vòng ngoài là vùng xương bị xơ cứng.

Như vậy bạn đã phần nào biết về bệnh hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi nó như thế nào. Hãy chú ý đón xem bài viết mới nhất của chúng tôi để hiểu về cách chẩn đoán cũng như chữa trị căn bệnh nguy hiểm này nhé.