Ở bài viết lần trước chúng tôi đã nói đến định nghĩa cũng như nguyên nhân gây bệnh hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi. Ở bài viết lần này chúng tôi sẽ nói sâu hơn về cách chẩn đoán cũng như cách điều trị để người bệnh có thể nắm rõ hơn.

1. Chẩn đoán bệnh hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi:

Chẩn đoán giai đoạn: Có 4 giai đoạn dựa trên phim chụp X quang như sau:

-Độ 0: phát hiện trên sinh thiết chứ không chẩn đoán được qua chụp CT, X quang hay MRI. Giai đoạn này gọi là khoảng trống của bệnh.

-Độ 1: Lúc này đã có thể chẩn đoán được bằng chụp MRI với chụp CT còn X quang vẫn chưa xem được. Đã có hư hại mạch máu xảy ra và người bệnh kêu đau âm ỉ ở khớp gối hay vùng háng bị tổn thương.

-Độ 2: Lúc này xương đùi chưa có xẹp chỏm và được chia làm 2 trường hợp

• 2a: Xương dưới sụn bị gãy, có đường sáng hình liềm.
• 2b: Xương có kiểu dáng đa dạng kèm với hốc sáng.

Chụp CT và MRI cho phép chẩn đoán chính xác cấp độ mở rộng của cấp độ 2 ( 2a, 2b ). Nó xảy ra trong quá trình nhồi máu xương và tiêu xương. Còn chụp X quang thì chỉ thấy rõ được vùng xơ cứng và vùng thấu quang do quá trình xạ hình xương và nhồi máu xương. Lúc này người bệnh sẽ thấy hay bị đau khi đi lại.

-Độ 3: Lúc này xương dưới sụn đã bị vỡ vụn ( hình ảnh thấu quang hình trăng lưỡi liềm ở dưới mặt sụn ) , xương đùi bị xẹp chỏm. Hình trăng lưỡi liềm là do xẹp xương xốp dưới mặt sụn. Giai đoạn này cũng có 3 cấp độ nặng nhẹ khác nhau

-Độ 4: Chỏm xương đùi bị biến dạng, thoái khớp thứ phát. Do sự nâng đỡ dưới sụn yếu đi nên mặt sụn bị xẹp. Khó phát hiện được chỏm xương đùi bị bẹp trên X quang vì biểu hiện của nó quá nhỏ. Nhưng khi chụp MRI hay CT thì sẽ nhìn thấy rất rõ. Ở cấp độ này ổ cối vẫn còn nguyên.

-Độ 5: Khe khớp bị hẹp lại và xơ cứng ở chỏm xương đùi và ổ cối là do ổ cối bị kích thích không hợp nhau với chỏm xương đùi. Các chỏm xương đùi bị biến dạng do các chồi xương ở phần ria nên người bệnh vô cùng đau đớn và không thể vận động được khớp háng.

-Độ 6: Lúc này chỏm xương đùi bị vỡ, khe khớp biến mất, mặt sụn khớp cũng bị biến mất. Hoại tử chỏm xương đùi rõ ràng, xương bị vỡ vụn làm cho người bệnh phải chịu đau đớn tột cùng.

Chẩn đoán phân biệt:

-Ở giai đoạn đầu cần phân biệt với các bệnh như viêm sụn khớp, u màng dịch hay một số bệnh viêm khớp khác.

-Giai đoạn về sau phân biệt với viêm khớp do vi khuẩn, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp.

Chẩn đoán nguyên nhân:

Chẩn đoán do nguyên nhân thứ phát có thể do các yếu tố sau:

-Tắc mạch do chấn thương

-Người bệnh nghiện rượu

-Chiếu xạ quá liều

-Tắc mạch do khí ( nghề thợ lặn ).

-Xơ cứng bì toàn thể ( bệnh tạo keo ).

-Tắc mạch do hồng cầu ( bệnh hồng cầu liềm – huyết cầu tố S ).

-Người bệnh dùng corticoid kéo dài.

Chẩn đoán bệnh hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi và cách điều trị 1

2. Điều trị bệnh hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi:

Có thể điều trị theo 2 giai đoạn:

-Giai đoạn đầu: Mục đích là để cho bệnh không bị nặng lên. Dùng phương pháp khoan giảm áp để giảm áp lực lên chỏm xương đùi, sau đó phẫu thuật để lấy phần xương bị hoại tử rồi mới xoay chỏm xương hoặc ghép xương.

-Giai đoạn sau: Chỏm xương đùi bị hẹp, xương dưới sụn bị gãy hoặc bị thoái hóa khớp thứ phát. Người bệnh sẽ phải thay khớp háng bán phần hoặc toàn phần hay phẫu thuật ghép xương.

Điều trị cụ thể như sau:

Điều trị nội khoa:

-Người bệnh có thể dùng nạng để giảm áp lực lên chỏm xương đùi.
Tránh sử dụng thuốc corticoid và các loại chất kích thích, đồ uống có cồn như rượu bia.

-Kích thích điện giúp cho cơ thể tạo xương mới thay cho xương đã chết.

-Người bệnh cần vận động khớp thường xuyên để khớp không bị co rút.

-Để ngăn ngừa sự suy yếu của xương thì có thể sử dụng các loại thuốc bisphotphonates.

-Các loại thuốc nhóm nhóm statin có tác dụng tăng chuyển hóa chất béo.

-Bổ sung nhiều vitamin D và canxi.

-Để giúp người bệnh giảm đau và chống viêm thì có thể sử dụng thuốc chống viêm không steroid như etoricoxib, meloxicam, piroxicam, celecoxib…

-Điều trị phối hợp với những bệnh khác

-Dùng codein/tramadol phối hợp các loại thuốc giảm đau thông thường như paracetamol theo liều lượng được bác sĩ chỉ định.

Điều trị ngoại khoa:

-Ở cấp độ 1 và 2 thì vùng xương đã tạo nguồn cung cấp máu mới để tạo xương mới nên sẽ phẫu thuật khoan giảm áp chỏm xương đùi hoặc ghép sụn.

-Ở giai đoạn 3 : Trên phim MRI sẽ thấy bề mặt xương sụp đổ và có nhiều bất thường. Với những người trẻ tuổi thì có thể ghép xương, sụn hoặc mổ lấy phần xương bị hoại tử. Áp dụng phẫu thuật thay khớp đối với người già đã có dấu hiệu thoái hóa khớp phát triển.

-Ở giai đoạn 4 : Khi xem trên phim X quang thấy các bề mặt sụn đã bị phá hủy thì điều trị như người bệnh bị thoái hóa khớp cho đến khi thay khớp.

Với người bệnh hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi ít hơn 50 tuổi thì tùy thuộc vào vị trí, độ tổn thương của khớp mà sẽ có những biện pháp phẫu thuật như sau:

-Phương pháp đục xương sửa trục

-Với cấp độ 1,2 thì phẫu thuật khoan giảm áp xương đùi.

-Ở cấp độ 4 thì phẫu thuật thay khớp toàn phần hoặc bán phần để giúp người bệnh giảm đau và có thể đi lại được.

-Phẫu thuật khoan giảm áp kết hợp với ghép xương đối với cấp độ 3.

Sau 2 bài viết trên chắc hẳn những bợm rượu sẽ phải bỏ rượu ngay nếu như không muốn dính phải vào căn bệnh hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi quái ác này. Nếu bạn thấy các triệu chứng như đau ở khớp gối mạnh về đêm…thì cần đến bệnh viện để khám và chữa trị kịp thời. Ngoài ra bạn còn phải chăm tập thể dục cũng như áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý ( bổ sung nhiều canxi và vitamin D ) để hỗ trợ điều trị tốt nhất.