Ngũ gia bì có công dụng điều trị bệnh thấp khớp tốt hơn so với Nhân sâm. Kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch, khu phong, tán thấp và bồi bổ can thận...

Đặc điểm của cây ngũ gia bì

Ngũ gia bì là một vị thuốc nam quý và thân cây đứng. Tên gọi khác của loại cây này đó là: ngũ gia bì chân chim hay cây lắng. Lá thường mọc so le và kép giống như chân vịt, phiến lá bầu dục, có từ 6- 8 lá chét, mép lá nguyên. Cây ngũ gia bì có hoa nhỏ, màu trắng và mọc ở gần đầu cành. Quả mọng giống hình cầu và chuyển sang màu tím khi chín chứa từ 6 đến 8 hạt nhỏ. Ngoài giá trị trong y học, ngũ gia bì còn là một loại cây cảnh cao cấp.

Công dụng của cây ngũ gia bì

Ngũ gia bì, chữa trị bệnh thấp khớp tốt hơn Nhân sâm 1

Các bộ phận từ cây ngũ gia bì được sử dụng làm thuốc chính là: cành và vỏ thân thường được thu hái ở những loại cây có tuổi thọ ít nhất 10 năm tuổi. Phân tích thành phần hóa hóa của cây ngũ gia bì sẽ được kết quả: tinh dầu chiếm từ 0,9- 1% và nhiều chất glycosid khác nhau. Trong đó, phần lớn sẽ là những hợp chất nằm trong nhóm saponin triterpen. Bên cạnh đó, còn có một số chất như tanin, chất béo và acid hữu cơ.

Ngũ gia bì có tác dụng chính là giúp gân cốt được khỏe mạnh, tăng cường sức bền của cơ thể và loại trừ phong thấp. Nó cũng có công dụng chữa trị các chứng bệnh như: đau nhức xương khớp, chân tay bị co quắp hay tê dại….

Bài thuốc trị phong thấp, thấp khớp từ cây ngũ gia bì

Ngũ gia bì là một vị thuốc không thể thiếu trong những bài thuốc đông y chữa bệnh xương khớp. Trong đó, chủ yếu là điều trị triệu chứng của bệnh phong thấp và thấp khớp. Cụ thể như sau:

Đối với bệnh phong thấp: 100 gram ngũ gia bì sao vàng, 1 lít rượu khoảng 30 độ. Ngâm ngũ gia bì cùng với rượu trong khoảng 10 ngày. Lắc rượu đều. Uống từ 20- 40ml rượu trước khi ăn tối.

Đối với bệnh thấp khớp: 120 gram ngũ gia bì, tùng tiết và mộc qua tán đều thành bột mịn. Uống từ 3- 4 gram thuốc/lần, uống 2 lần/ngày.

Ngũ gia bì là một vị thuốc tốt nhưng để đạt được kết quả chữa trị bệnh toàn diện cần phải có sự kết hợp của các vị thuốc khác cũng như xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học. Trước khi sử dụng thuốc bạn cần thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn cụ thể nhất.