Tạm ngưng lại những món ăn phổ biến trong đời sống hàng ngày, bài viết này sẽ nói về loại thảo dược và món ăn ít dùng hơn là nấm linh chi, đậu nành và đậu xanh. 3 món trên nếu được dùng vào mùa hè thì có tác dụng giải nhiệt rất tốt, nhưng liệu có hoàn toàn tốt với người bị bệnh gút hay không thì mời bạn xem qua bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.

1. Người bị gút có ăn được nấm linh chi hay không?

Trong nấm linh chi có chứa các dược chất như adenosine, polysaccharides, germanium, triterpene có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gút rất tốt. Các chất triterpenes và polysacchrides sẽ làm hạn chế quá trình sỏi thận do đào thải và làm tan acid uric có trong thận. Ngoài ra nó còn làm giảm các cơn đau nhức xương khớp cũng như giảm cân, chống viêm, làm tan mỡ trong máu.

Nấm linh chi là loại thảo dược quý hiếm có vị đắng, tính hàn, không hề chứa độc tố lại không gây tác dụng phụ nên nó ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh gút rất tốt.

Tổng cộng có 6 loại nấm linh chi như: Nấm linh chi tím ( tứ chi ), nấm linh chi xanh ( thanh chi ), nấm linh chi đỏ ( xích chi hay hồng chi ), nấm linh chi đen ( hắc chi ), nấm linh chi vàng ( hoàng chi ). Trong đó xích chi hay hồng chi ( nấm linh chi đỏ ) lại có các dược chất Triterpene, Polysaccharide, Adenosine nhiều nhất nên có tác dụng điều trị hiệu quả các bệnh mãn tính như ung thư.

Uống khoảng 3 lít nước nấm linh chi mỗi ngày sẽ giúp đào thải nhanh lượng acid uric, giảm nguy cơ gây ra bệnh sỏi thận, nâng cao hệ miễn dịch, giúp cho xương khớp khỏe mạnh, cơ thể được thanh lọc, giải độc. Ngoài ra người bị gút cũng nên kết hợp với ăn các loại rau củ như măng tây xanh, củ cải đỏ, rau cần tây, củ cải trắng, khoai tây, hạt dẻ để tăng cường sức khỏe cũng tốt. Nếu như uống quá nhiều nước nấm linh chi mà muốn thay đổi 1 chút thì người bệnh có thể uống thêm nước khoáng không có ga, có độ kiềm cao cũng được.

2. Bị bệnh gút có được ăn đậu nành hay không?

Hiện nay có 2 luồng ý kiến trái chiều là nên ăn đậu nành để giảm các triệu chứng của bệnh gút. Các ý kiến khác thì lại bảo nên tránh xa các thực phẩm được làm từ đậu nành. 2 luồng ý kiến trên vẫn không ngừng tranh cãi trong nhiều năm qua khiến người bị bệnh gút đứng giữa đôi bờ không biết phải làm sao.

Như chúng ta đã biết, bệnh gút xảy ra là do nồng độ acid uric trong máu tăng cao dẫn đến hình thành các tinht hể muối urat tại khớp và tạo ra các cơn đau. Vì vậy những loại thực phẩm như đậu nành, hải sản, thịt gà, thịt bò…trong đó có cả đậu nành cũng được khuyên là không nên ăn.

Tuy nhiên theo một nghiên cứu mới nhất của khoa xương khớp, bệnh viện đại học quốc gia Singapore lại cho 1 kết quả ngạc nhiên là: Những người ăn nhiều thực phẩm được chế biến cùng đậu nành hoặc ăn đậu nành sẽ làm giảm nguy cơ bị bệnh gút.

Một số nghiên cứu khác ở Nhật Bản cũng cho thấy đậu nành không làm tăng acid uric có trong máu và thậm chí còn giúp người bệnh chống lại được bệnh gút nữa.

Như vậy, qua những nghiên cứu của các quốc gia trên đã giúp cho người bệnh có thể yên tâm sử dụng thực phẩm được yêu thích này.

Người bị bệnh gút có được ăn nấm linh chi, đậu nành và đậu xanh hay không? 1

3. Người bị gút ăn đậu xanh có được không?

Ít người biết được rằng, đậu xanh chính là bài thuốc của người dân tộc Sán Dìu không chỉ giúp chữa được nhiều bệnh mà còn có tác dụng thanh nhiệt giải độc.

Đậu xanh có tính hàn, vị ngọt nên có tác dụng giải nhiệt, nhuận cổ họng, hạ huyết áp, làm tiêu mụn nhọt….( theo Đông y ).

Còn theo Tây y đậu xanh có nhiều khoáng chất như natri, sắt, magie, canxi, kẽm và vitamin K, B3, B1, C, B2, E, B6 hay các thành phần dinh dưỡng khác như protid, tinh bột, acid béo không no, chất xơ, acid folic, có tính kháng viêm cao, rất tốt cho những người bị bệnh gan, cao huyết áp, tiểu đường, xơ vữa động mạch.

Lớp vỏ đậu xanh có chứa hoạt chất flavonoid làm chậm quá trình thoái hóa khớp, ức chế các tế bào ung thư cũng như những người bị thoái hóa khớp, viêm khớp sẽ đỡ bị đau. Ngoài ra nó còn có nhiều chất xơ có thể làm chậm quá trình chuyển hóa và hấp thu chất đạm nên sẽ không làm tăng lượng acid uric ảnh hưởng đến bệnh gút.

Như đã nói ở trên, đậu xanh là bài thuốc của người dân tộc Sán Dìu để chữa bệnh vô cùng hiệu quả. Trong quá trình sử dụng bài thuốc này bạn cần chú ý những điều sau:

Ăn nhiều củ quả rau xanh, uống nhiều nước và không ăn những loại thực phẩm cay nóng như ớt hay hạt tiêu.

Nên ăn nhiều loại thực phẩm khác ( không nằm trong phạm vị hạn chế với người bị gút ) để duy trì huyết áp được ổn định. Nên theo dõi huyết áp thường xuyên nếu như ăn đậu xanh nhiều.

Trong quá trình ăn mà thấy có những biến chứng do bệnh gút gây ra thì cần đi khám ở bệnh viện ngay.

Trong lúc ăn hoặc sau khi ăn khoảng vài tiếng thì không nên sử dụng thuốc gì cả vì đậu xanh sẽ làm giải tác dụng của thuốc.

Chúng tôi xin hướng dẫn cụ thể cách làm bài thuốc đó như sau:

Cho đậu xanh vào nồi nước ninh nhừ, không cho thêm gia vị cũng không cần phải tách vỏ, nấu nhão hay khô đều được.

Ngày ăn 2 bát vào buổi sáng sớm và vào buổi tối, ăn liên tục trong 1 tháng sẽ thấy hiệu quả.

Hy vọng bài thuốc đậu xanh trên đây cũng như các món ăn được chế biến với đậu xanh sẽ giúp bạn hỗ trợ đẩy lui được các triệu chứng của bệnh gút nhanh chóng.