Để có thể sống chung với bệnh gout, người bệnh cần thay đổi các chế độ dinh dưỡng hợp lý và lối sống cũng như thói quen của mình.

Kiểm soát thực phẩm mỗi ngày

Để tránh cho việc trầm trọng thêm tình trạng của bệnh thì người bệnh gout nên tránh các loại thực phẩm như: Hải sản; các loại thịt đỏ; thịt gà tây. Đây là các loại thực phẩm có chứa hàm lượng purin cao khiến cho việc tạo ra hàm lượng acid uric cao hơn.

Ngoài ra còn có một số loại thực phẩm, đồ uống khác cần được xem xét; hạn chế như: nội tạng động vật; đồ uống ngọt; thịt gia cầm. Bên cạnh đó là nên sử dụng các loại rau như: măng tây, súp lơ có tác dụng an toàn cho người bị bệnh gout hơn so với các loại thịt chứa nhiều purin.

  1. Biết cách kiểm soát cân nặng

Đối với những người bị bệnh gout thì việc duy trì cân nặng là một phương pháp điều trị khá tốt. Tăng cân sẽ là một dấu hiệu đáng báo động cho những đối tượng này.

Khi bạn bị tăng cân thì cần có một kế hoạch giảm cân hợp lý bởi một chế độ ăn uống lành mạnh và có một chế độ tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. Các bài tập về tim mạch như: bơi; aerobic dưới môi trường nước sẽ giúp cơ bắp bạn săn chắc và giúp cải thiện chức năng phổi để giúp cải thiện vận động cũng như chức năng mà không cần quá nhiều lực. Điều này giúp giảm áp lực lên các khớp xương của cơ thể.

Giảm cân bằng một chế độ ăn kiêng khắc nghiệt không phải là một khuyến nghi tốt. Vì chính chế độ này khiến cho nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể khiến hàm lượng acic uric bị tăng lên. Và từ đó gây hại nhiều hơn là có lợi cho cơ thể bạn.

  1. Uống đủ nước mỗi ngày

Đây là một biện pháp phòng ngừa tốt giúp chống lại các đợt gout. Nước giúp duy trì lưu thông máu và nước tiểu, từ đó giúp loại bỏ axit uric dư thừa.

Nước là một thành phần rất tốt cho cơ thể  nên bạn cần uống đầy đủ nước. Tuy nhiên, bạn cần tránh xa các loại đồ uống ngọt, có cồn, có cafein.

Bệnh nhân gout phải uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để đẩy nhanh quá trình bài tiết acid uric qua nước tiểu. Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng các loại nước khoáng có chứa kiềm hoặc nước kiềm natri bicarbonate 14‰.

Các chú ý quan trọng để sống chung với bệnh gout mà vẫn khỏe mạnh 1

  1. Giảm sử dụng rượu, bia, chất có cồn

Bia, rượu và các chất có cồn sẽ không tốt cho người bị bệnh gout vì nó làm tăng lượng acid uric, ngăn chặn cơ thể đào thải loại acid này. Rượu là một loại lựa chọn tốt hơn cho người bị bệnh gout nhưng bạn chỉ nên dùng ở mức độ trung bình. Việc cơ thể dư thừa cồn dưới bất cứ một hình thức nào cũng sẽ không tốt cho sức khỏe của bệnh nhân gout.

  1. Kiểm soát hàm lượng axit uric

Người bệnh gout nên đi khám thường xuyên, theo gõi hàm lượng acid uric của mình. Hàm lượng lý tưởng nhất là ít hơn 6mg/dl. Nếu bệnh gout của bạn thuộc dạng nghiêm trọng và mạn tính thì các bác sĩ chuyên khoa sẽ khuyến nghị bạn dùng thuốc thường xuyên để kiểm soát được bệnh.

  1. Bổ sung thêm vitamin C

Có rất nhiều ý kiến đánh giá rằng Vitamin C rất có lợi cho bệnh nhân bị gout. Bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về việc bổ sung vitamin C. Cách nhanh nhất để bổ sung Vitamin C đó là bổ sung chúng bằng các loại hoa quả họ cam, quýt.

  1. Uống cà phê

Cà phê là một yếu tố được đánh giá khá tốt trong việc bảo vệ nhân bệnh gout. Nước táo hoặc nước cam sẽ làm cho nguy cơ khiến cho bệnh gout bị nặng thêm.

Thời gian trước đây, bệnh nhân gout được khuyên không nên uống cà phê. Nhưng giờ đây, khi đã biết được tác dụng bảo vệ của loại thức uống này thì những người có thói quen uống cà phê mỗi ngày, đang bị gout hoặc có nguy cơ rất cao về bệnh gout. Thì tất nhiên là không cần phải ngưng uống hoặc giảm lượng cà phê uống mỗi ngày.

  1. Chế độ sinh hoạt – luyện tập

Thực hiện các chế độ sinh hoạt, luyện tập sau sẽ giúp cho quá trình điều trị bệnh gout của bạn được nhanh chóng, hiệu quả hơn:

+ Ngâm chân bằng nước nóng thường xuyên mỗi ngày được coi là một thói quen tốt, có ích. Lưu ý là không nên sử dụng nước quá nóng sẽ khiến da bị  bỏng và rát. Đặc biệt là không nên ngâm chân lúc chân đang trong giai đoạn bị viêm cấp.

+ Tắm sông; tắm biển là các hoạt động rất tốt cho cơ thể người bệnh. Điều này sẽ hoàn toàn với việc bạn dầm mưa hoặc bị dính mưa, lạnh đột ngột.

+ Tránh các hoạt động và công việc cần gắng sức. Tránh sự căng thẳng và thức quá khuya. Nên có một chế độ nghỉ ngơi hợp lý.

+ Duy trì chế độ tập luyện cũng như vận động thường xuyên ở mức độ vừa phải. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính thì cần có một chế độ tập luyện kèm theo các phương pháp vật lý trị liệu giúp phục hồi chức năng để tránh teo cơ; cứng khớp; hạn chế biến dạng khớp.

+ Vận động cơ thể để giúp quá trình tăng thải các chất độc trong cơ thể nhanh hơn với các chất như: khí CO2 (qua hơi thở); acid uric; các chất căn bã qua nước tiểu và mồ hôi giúp điều trị, dự phòng bệnh gout, viêm đa khớp…