Việt Nam là một nước thuộc vùng nhiệt đới có thời tiết thay đổi thất thường và độ ẩm luôn cao. Thời tiết vào mùa hè nắng nóng và mưa rào. Khi vào mùa đông thì khô hanh, lạnh buốt nên dễ khiến sức khỏe của con người bị suy yếu. Và khi đó, các yếu tố như: gió; lành và ẩm thấp dễ dàng xâm nhập vào cơ thể con người gây bệnh.

Vời những khi mưa nắng thất thường thì những người bị bệnh liên quan tới xương khớp thường bị đau nhức nhiều hơn. Khi đó, người bệnh có cảm giác bị tê buốt và co cứng; khó khăn trong hoạt động sinh hoạt khi muốn đi lại và cầm nắm. Chứng tê bì chân tay gây ảnh hưởng cho người bệnh cả ngày và đêm khiến người bệnh bị mất ngủ và suy nhược cơ thể.

  1. Nguyên nhân bệnh tê bì chân tay

Theo Đông y thì phong tê thấp chính là hậu quả của nhiều yếu tố chính từ bên trong và ngoài cơ thể. Một khi sức khỏe của bạn bị giảm sút theo thời gian kéo theo sức đề kháng yếu đi sẽ dễ bị tác động của các yếu tố từ bên ngoài: gió; lạnh; ẩm thấp khiến cho hệ thống kinh mạch bị ứ trệ; lưu thông khí huyết kém. Và từ đó gây nên các triệu chứng tê bì chân tay; co cứng; bị đau các khớp; đau vai gáy; đau lưng và gối…

Các đối tượng như: người cao tuổi; người làm công việc nặng nhọc phải khuôn vác nhiều; điều khiển ô tô và xe máy trong thời gian dài; công nhân làm việc thường xuyên trong môi trường lạnh, ẩm ướt; nhân viên văn phòng ít vận động; ngồi làm việc trong điều hòa là nhũng người dễ bị phong tê thấp và tê bì chân tay.

Bệnh này chủ yếu xuất hiện với những người làm việc sai tư thế trong thời gian dài khiến mạch máu và dây thần kinh bị chèn ép và khiến máu khó lưu thông; bị ứ đọng từ đó sinh ra các loại chất axit khiến chân tay bị tê bì.

Ngoài ra các đối tượng có các dấu hiệu như: cơ thể bị suy nhược; phụ nữ đang mang thai; người già bị thiếu các vitamin như: B1; B12; canxi; acid folic cũng sẽ khiến tay chân của bạn có cảm giác tê buồn.

Một số bệnh lý như: thoát vị đĩa đệm; thoát hóa cột sống; viêm khớp; đau cột sống; các loại chấn thương cột sống… cũng sẽ gây ra sự chèn ép lên dây thần kinh, gây tê liệt dây thần kinh cảm giác. Từ đó cũng dẫn tới bệnh.

  1. Dấu hiệu của bệnh tê bì chân tay

Bệnh lý tê bì chân tay thường có các dấu hiệu xuất hiện ở các đầu ngón tay với cảm giác tê rần như kiến bò; bị chuột rút. Càng về lâu dài thì mức độ tê và đau sẽ càng tăng lên  và lan dần tới các vị trí khác như: cổ tay; bàn tay; cánh tay gây khó khăn trong cử động và cầm nắm vật dụng. Các triệu chứng này có thể xuất hiện tương tự ở các ngón chân; bàn chân; cổ chân; cẳng chân; mông; đùi; thắt lưng…

  1. Các cách khắc phục, điều trị chứng tê bì chân tay

Đây không phải là một bệnh lý hiếm gặp nhưng tê bì chân tay lại có ảnh hưởng lớn tới khả năng các hoạt động. Loại bệnh này có thể hoàn toàn điều trị được bằng cách thay đổi lối sống và chế độ ăn uống hàng ngày.

Cách để phòng bệnh tê bì chân tay dấu hiệu nhận biết sớm để chữa trị kịp thời 1

Vào những ngày thời tiết thay đổi, để người bệnh giảm được đau nhức và tê bì chân tay thì có thể sử dụng các loại thuốc tân dược giúp giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, đây chỉ là cách tạm thời vì chúng sẽ gây nhiều tác dụng phụ và không thể điều trị được tận gốc chứng bệnh này. Về lâu dài thì người bệnh nên dùng các loại thuốc đông dược đã qua kiểm chứng để điều trị. Các loại thuốc này hỗ trợ điều trị chứng tê bì chân tay; đau nhức chân tay do phong tê thấp rất an toàn, hiệu quả lâu dài.

  1. Phòng bệnh tê bì chân tay

Khi bạn có các dấu hiệu tê bì chân tay thì tốt nhất nên đi đến bác sĩ để thăm khám sớm. Tùy thuộc vào tính chất và mức độ của bệnh ra sao mà từ đó bạn có những cách điều trị sao cho phù hợp nhất.

Thay đổi thói quen, lối sống là một yếu tố tốt, quyết định trong việc phòng ngừa cũng như giúp làm giảm các triệu chứng của hội chứng tê bì chân tay.

Với những đối tượng thuộc dạng tê bì chân tay sinh lý thì người bệnh chỉ cần thực hiện các vận động nhẹ nhàng thường xuyên, rèn luyện sức khỏe bởi các bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp thư giãn chân tay bằng các xoa bóp, mát xa.

+ Tập thể dục: thường xuyên, mức độ vừa phải sẽ giúp làm giảm triệu chứng của tê bì chân tay. Nên bắt đầu bằng những động tác đơn giản và các môn nhẹ nhàng như: đi bộ; chạy bộ; đạp xe; bơi lội. Tập thể dục quá mức sẽ làm tăng các triệu chứng của bệnh lý tê bì chân tay và các bệnh về xương khớp.

+ Massage và thư giãn: Xoa bóp chân, tay khi tắm và ngâm mình trong nước ấm sẽ giúp cơ thể bạn thư giãn các cơ bắp. Yoga là một giải pháp giúp cơ thể giảm stress mà các căng thẳng chính là một nguyên nhân có thể làm nặng thêm hội chứng tê bì chân tay.

+ Nghỉ ngơi; ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc mỗi ngày để cơ bắp được nghỉ ngơi. Thiếu ngủ sẽ khiến các triệu chứng tê bì chân tay thêm nặng hơn. Điều kiện cần thiết cho một giấc ngủ sâu chính là sự yên tĩnh, thoải mái, môi trường mát mẻ.

+ Hạn chế các thức uống có cồn, caffeine: Các loại thức uống như: sôcôla; cà phê; trà; nước ngọt nên cần hạn chế đối với người bị tê bì chân tay. Tốt nhất không nên sử dụng rượu, thuốc lá vì những chất này có thể làm nặng thêm hoặc sẽ gây ra các biến chứng của bệnh tê bì chân tay.

+ Một chế độ ăn uống hợp lý: Người bệnh nên có một chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung thêm các chất bị thiếu hụt, tăng cường các vitamin như: B1; B12; Sắt; Canxi; acid folic;…