Viêm khớp dạng thấp – là một dạng căn bệnh thuộc mãn tính và có tính quá trình; tính đối xứng và gây suy nhược. Biến chứng của bệnh có liên quan tới các bộ phận khác trong cơ thể con người như: tim; phổi; bệnh về mạch máu; dầy thần kinh; mắt.

Các nguyên nhân gây bệnh: Do chính hệ thống bạch cầu (là hệ thống tự miễn dịch của cơ thể) bị hoạt động quá mức và không phân biệt được tế bào gây bệnh với tế bào của cơ thể. Từ đó chúng tự tấn công lại chính cơ thể người và gây tổn thương trực tiếp tới các khớp xương. Chính vì đặc điểm này mà viêm khớp dạng thấp được xếp vào loại bệnh tự miễn. Nghĩa là một loại bệnh có thể tự tạo ra các kháng thể chống lại chính nó. Dù chưa thể tìm ra được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh nhưng các nghiên cứu gần đây cho thấy, yếu tố di truyền và yếu tố về môi trường có tác động trực tiếp gây ra bệnh.

Bệnh lý và triệu chứng của viêm khớp dạng thấp

Bệnh lý

Cấu tạo tại giữa các khớp xương có một lớp dịch mỏng và dạng nhầy. Tác dụng của lớp dịch nhầy này có vai tró như một túi cung cấp các chất hoạt dịch dùng để nuôi sụn và bôi trơn cho các khớp. Bao quanh của các khớp, dịch và gân, dây chằng có tác dụng làm cho khớp hoạt động và cố định được vị trí các khớp này. Khi một trong các các thành phần trên bị tổn thương thì sẽ khiến bạn bị đau, làm sưng xung quanh khớp dẫn tới nguy cơ bị thoái hóa khớp, nặng hơn thậm chí còn gây mất chức năng của khớp.

Khác với những loại bệnh về viêm khớp thường gặp ở những người cao tuổi là do các khớp phải chịu tác động cảu sự hao mòn và tổn thương thì bệnh viêm khớp dạng thấp chính là hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tấn công vào các thành phần cơ thể và gây viêm. Khí đó, bạch cầu sẽ thâm nhập vào các bao hoạt dịch, làm rỉ hoạt dịch, gây viêm. Quá trình này gây ăn mòn sụn, xương và sẽ làm biến dạng xương nếu không thể điều trị bệnh sớm.

Những người bị mắc bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ bị viêm ở xung quanh các cơ quan nội tạng như: tim; phổi; tuyến lệ…Từ đó, gây ra chứng viêm màng ngoài tim; u và thiếu máu cục bộ tại tim; viêm màng phổi; xơ hóa phổi; khô mắt và miệng…Các trường hợp đặc biệt sẽ gây viêm ở các mạch máu làm tổn thương tới da. Biểu hiện là u nhọt trên chân hoặc các vùng đen trên các ngón tay, chân.

Triệu chứng

+ Viêm khớp dạng thấp rất khó phát hiện. Với mỗi người khác nhau thì biểu hiện lại khác nhau. Khi bệnh phát lên thì sẽ làm cho các bộ phận của cơ thể bị viêm. Tuy nhiên, khi dịu lại thì người bệnh sẽ khỏe mạnh bình thường.

+ Các biểu hiện như: cứng khớp, đau khớp mỗi sáng sớm lại rất giống với các chứng viêm khớp bình thường. Bởi vậy bệnh nhân sẽ không nhận diện được bệnh.

+ Trong giai đoạn đầu của bệnh, kể cả các phương pháp như: chụp x-quang; xét nghiệm cũng không thể chẩn đoán được bệnh. Chỉ khi tổng hợp của các yếu tố nêu trên và các triệu chứng thì các bác sĩ chuyên khoa mới có thể đưa ra kết luận được bạn có mắc chứng viêm khớp dạng thấp hay không.

Dấu hiệu cơ bản nhận biết bệnh viêm khớp dạng thấp

+ Bị cứng khớp vào mỗi buỗi sáng, thời gian kéo dài trên 1 giờ

+ Có dấu hiệu bị sưng đau, kép dài ít nhất 3 khớp: ngón tay; cổ tay; khuỷu tay; khuỷu gối; cổ chân; ngón bàn chân.

+ Sưng các khớp đối xứng nhau

+ Xuất hiện hạt dưới da

+ Các phản ứng tìm các yếu tố dạng thấp

+ Thời gian diễn biến bệnh trên hai tháng

Trong giai đoạn đầu, bệnh nhân bắt gặp các triệu chứng như: bị đau và cứng khớp xảy ra tại các khớp giống nhau và có tính đối xứng trên cơ thể.  Thông thường vào khoảng 30 phút – 1 giờ vào buổi sáng. Người bị bệnh cảm thấy mệt mỏi; bị sút cân; cảm cúm.

Viêm khớp dạng thấp co ảnh hưởng tới các khớp nhỏ ở trên bàn tay và bàn chân. Dễ nhận biết nhất là các khớp tay cách xa đầu ngón tay trong khi các bệnh viêm khớp thường lại xảy ra ở các khớp gần nhau hơn.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm khớp dạng thấp - Bệnh lý và triệu chứng thường thấy 1

Các đối tượng dễ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp

Các thống kê cho thấy, có khoảng 0,5 – 1,5% người trên toàn thế giới mắc chứng bệnh này. Thông thường độ tuổi trung bình từ 30 – 50 và đặc biệt là nữ giới sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Trong một số trường hợp thì bệnh này xuất hiện trên trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên và được gọi là bệnh viêm khớp dạng thấp vị thành niên tự phát.

Cách điều trị bệnh

Viêm khớp dạng thấp là bệnh mãn tính, thời gian kéo dài tới hạng chục năm. Đòi hỏi quá trình điều trị bệnh phải kiên trì, liên tục, lâu dài. Nên kết hợp các phương pháp điều trị  giữa nội khoa, vật lí trị liệu phục hồi chức năng; ngoại khoa.

Thời gian điều trị của bệnh được chia ra làm nhiều giai đoạn, cần sự theo dõi chặt chẽ các diễn biến của bệnh và các tai biến biến chứng có thể xảy ra.

Bởi vì đặc tính trên nên việc điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp thường tập trung chính và việc chống lại sự tiến triển của bệnh thông qua thuốc kiểm soát viêm và tiến trình của bệnh dưới dạng DMARDs; các thành tố sinh học; Steroid. Nếu được điều trị nhưng không có tác dụng thì bệnh nhân sẽ phải phẫu thuật.

Khi bạn có các dấu hiệu của bệnh viêm khớp dạng thấp thì người bệnh nên đến các bác sĩ chuyên khoa để xác định chính xác bệnh, từ đó có những cách điều trị sớm để tránh cho các biến chứng về sau, gây ảnh hưởng tới chất lượng của cuộc sống.