Viêm khớp dạng thấp là một loại bệnh thấp khớp mạn, dạng tự miễn và thường gặp ở phụ nữ. Tại Việt nam hiện có tỷ lệ mắc bệnh là 0.5% trong nhân dân và khoảng 20% số bệnh khớp đang được điều trị tại các bệnh viện. Bệnh gặp ở mọi nơi trên thế giới và chiếm từ 0.5 – 3% dân số là người lớn trong đó 70 -80% là nữ giới và có tới 60 -70% là người có độ tuổi trên 30.

 

Nguyên nhân

Viêm khớp dạng thấp là một loại bệnh tự miễn với sự tham gia của rất nhiều yếu tố. Các tác nhân gây bệnh có thể là: vi khuẩn; vi rút; dị nguyên…

+ Nguyên nhân do cơ địa mỗi người: bệnh có liên quan tới tuổi và giới tính

+Di truyền: Bệnh có tính chất gia đình, có tới khoảng 60 – 70% bệnh nhân mang yếu tố kháng nguyên phù hợp tổ chức HLA-DR4  trong khi đó trong người bình thường sẽ chỉ có khoảng 30%.

+ Các yếu tố thuận lợi khác: sau khi bị sang chấn; cơ thể bị suy yếu; sau quá trình sinh đẻ của phụ nữ; bị lạnh và ẩm kéo dài.

  1. Cơ chế sinh bệnh

Tác nhân gây bệnh ban đầu gây bệnh tác nhân như: kháng nguyên gây bành trướng tế bào T được kháng nguyên kích thíc trên những cơ thể cảm nhiễm di truyền trong giai đoạn ban đầu của bệnh. Một nhóm nhỏ tế bào T hoạt hóa trong màng hoạt dịch đã sản xuất nhiều cytokine khác nhau như: Interferon γ (IFN-γ); interleukin 2 (IL2); IL6; yếu tố hoại tử u (TNF -α) các chất này có tác dụng gây viêm màng hoạt dịch kéo dài, đây là một đặc trưng của viêm khớp dạng thấp.

  1. Triệu chứng lâm sàng

+ Viêm khớp

  • Khởi phát: 85 % bệnh nhân bắt đầu tư từ và sau đó tăng dần, còn 15% còn lại đột ngột với các dâu hiệu như: viêm cấp tại khớp bàn tay, cổ tay, bàn ngón, ngón gần, gối. Thời gian đau kéo dài từ vài tuần tới vài tháng và từ đó chuyển qua giai đoạn toàn phát.
  • Toàn phát: Viêm tại nhiều khớp như: khớp ở chi trên (cổ tay, bàn ngón; ngon tay thứ 2, 3); tại khớp chi dưới (gối; cổ chân; bàn ngón; ngón chân); các khớp khác (Khuỷu; vai; háng; đốt sống cổ; thái dương hàm; ức đòn).

Tất cả thông tin về bệnh viêm khớp dạng thấp bạn cần biết để chữa trị phòng ngừa 1

+ Tính chất: xu hướng đau bị lan ra hai bên và đối xứng với nhau với các triệu chứng như: Sưng; đau; hạn chế trong vận động; ít bị nóng đỏ; có nước tại khớp gối; bị đau về đêm; cứng khớp vào buổi sáng

+ Triệu chứng bên ngoài khớp: Sốt nhẹ toàn thân; da bị xanh xao; ăn ngủ kém; bị giảm cân; rối loạn thần kinh thực vật.

+ Biểu hiện cận khớp: Nổi hạt dưới da; da bị khô và teo; phù một đoạn chi và bị hồng ban tại lòng bàn tay; teo cơ.

Một số triệu chứng hiếm gặp trên lâm sàng: tổn thương cơ tim có thể viêm màng ngoài tim; viêm màng phổi nhe, xơ phế nang; lách to và gây giảm bạch cầu; xương bị mất vôi và gãy tự nhiên.

Ngoài ra còn có một số triệu chứng như: viêm giác mạc; viêm mống mắt; bị đè ép các dây thần kinh ngoại biên; thiếu máu và nhược sắc; rối loạn thần kinh thực vật…

  1. Triệu chứng Cận lâm sàng

Sử dụng X quang và dấu sinh học; sinh thiết

+ X quang:  Trong giai đoạn đầu sẽ thấy mất vôi ở vùng đầu xương. Tiếp đó là khuyết xương, ăn mòn xương noi tiếp giáp với sụn, khe hẹp của khớp. Sau cùng là hủy phần sụn khớp và đầu xương gây tình trạng dính và biến dạng của khớp.

+ Sinh học: dầu viêm; rối loạn miễn dịch và dịch khớp

+ Waaler Rose: Nhằm phát hiện các yếu tố thấp trong huyết thanh

+ Dịch khớp: Giảm độ nhầy; tăng bạch cầu và tế bào hình nho 10% số tế bào dịch khớp. Tế bào hình nho là những bạch cầu đa nhân trung tính đã nuốt những phức hợp miễn dịch.

+ Sinh thiết: Màng hoạt dịch hoặc hạt dưới da.

  1. Chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp

Chẩn đoán nhanh chóng giúp người bệnh xác định được bệnh viêm khớp dạng thấp sớm từ đó có cách điều trị tốt nhất. Thông thường , thời gian để chẩn đoán dương tính thì cần ít nhất 6 tuần và với ít nhất 4 tiêu chuẩn như:

+ Bị cứng khớp vào buổi sáng: thời gian kéo dài ít nhất trong 1 giờ

+ Bị sưng đau ít nhất 3 nhóm khớp trong 14 nhóm tại các khu vực như: ngón tay gần; bàn ngón tay; cổ tay; khuỷu; gối; cổ chân; bàn ngón chân (2 bên = 14).

+ Bị sưng đau 1 trong 3 khớp của bàn tay: ngón gần; bàn ngón; cổ tay

+ Sưng khớp đối xứng và có hạt dưới da.

+ Đau về đêm, cứng khớp vào buổi sáng

  • Cách chẩn đoán phân biệt

+ Trong giai đoạn đầu, ít hơn 6 tuần thì kiểm tra Thấp khớp cấp (dựa vào tuổi, tính chất của viêm…); thấp khớp dạng phản ứng (sau các bệnh nhiễm khuẩn và dạng không đối xứng); kể cả hội chứng Reiter (Viêm khớp; viêm niệu đạo và kết mạc mắt).

+ Giai đoạn sau 6 tuần: Chẩn đoán thoái khớp (đối với người lớn tuổi và không có dấu hiệu bị viêm); đau khớp trong bệnh tạo keo đặc biệt là bệnh lupud ban đỏ; Viêm cột sống dính khớp (ở nam giới, bị đau cột sống lưng và đau thắt lưng cùng chậu); bệnh gouts (do nồng độ axid uric tăng cao trong máu).

  1. Phương pháp điều trị

Kết hợp của nhiều biện pháp điều trị như: ngoại khoa, nội khoa, điều trịvật lý, chỉnh hình.

+ Thể nhẹ

Số khớp bị viêm ít và vận động bình thường. Nên sử dụng các loại thuốc như: Aspirine; Chloroquine; các lọai thuốc dân tộc… Kèm theo đó là tập luyện và điều trị vật lý trị liệu bằng điện, siêu âm và nước suối khoáng…

+ Thể trung bình

Trường hợp nhiều khớp bị viêm, bị hạn chế về vận động: Điều trị giống thể nhẹ nhưng thêm thuốc chống viêm nonsteroid: Indomethacine với liều lượng từ 50 – 100mg/ngày hoặc Diclofenac: liều lượng 100 – 150mg/ngày và Piroxicam 20mg/ngày. Đặc biệt là có thể dùng Corticoid liều ở mức trung bình.

+ Thể nặng

Khi người bệnh ở trong thể này thì không được đi lại, vận động khó khăn, hoặc mất hết khả năng đi lại. Nên dùng Corticoid liều cao trong thời gian ngắn hoặc TM. Bên cạnh đó sử dụng thêm các liệu pháp như: Muối vàng: tổng liều 1500-2000mg; D- Penicilamin: liều lượng 300mg/ngày; Methotrexate: liều lượng 7,5-10mg/tuần;  Cyclophosphamide:  liều lượng 1- 2mg/kg/ngày.