Đau lưng là một triệu chứng phổ biến trong xã hội hiện nay, có tới 80% dân số mắc phải căn bệnh này. Rất dễ dàng để biết được bạn mắc bệnh này hay không nhưng khá khó khăn để xác định nguyên nhân chính gây ra bệnh. Thường có một số nguyên nhân chính như: bị tổn thương do tai nạn; bị thoát vị đĩa đệm; bị trượt cột sống; gai cột sống; thoái hóa cột sống; vận động quá sức; làm việc trong tư thế cột sống bị sai lệch gây trượt khớp cột sống, đĩa đệm.

Tùy theo từng mức độ chấn thương mà chúng ta có thể suy ra được nguyên nhân gây ra tương ứng. Trong các nguyên nhân thì đau lưng do chấn thương xương sườn gây ra là nặng nề nhất. Xương sườn là một bộ phận trong cơ thể có cấu tạo khá phức tạp. Bởi thế, khi xương sườn xảy ra chấn thương sẽ gây tổn thất và làm ảnh hưởng lớn tới các bộ phận khác trong cơ thể.

Cột sống của cơ thể con người được cấu tạo gồm nhiều đốt sống có kết nối với nhau bằng các dây chằng tạo nên cấu trúc đốt sống. Đốt sống có cấu tạp từ hai phần chính là: phần xương đặc, phần xương rãnh. Phần xương đặc được xếp chồng lên nhau ở giữa là những đĩa đệm, có chứa nhân nhầy bên trong và có tác dụng như một chiếc gối đỡ có tính năng đàn hồi giúp giảm sốc. Phần xương rãnh có chức năng giúp tủy phát triển. Cột sống cới 33 đốt sống tạo thành và được chia ra: 7 sốt sống cổ; 12 đốt sống lưng; 5 đốt sống thắt lưng; 5 đốt sống hông; 4 đốt sống cụt.

Các đốt sống liên kết với nhau và tạo thành một mảng lớn. Các đốt sống cụt tạo thành một liên tảng nhỏ. Nơi giữa của các đốt sống được liên kết với nhau bằng các đĩa đệm.

Đĩa đệm là bộ phận được cấu tạo từ nhiều vòng sợi, chứa nhân nhầy bên trong và được liên kết với các đĩa đệm, giúp cho đĩa đệm hỗ trợ giảm sốc cho cột sống khi di chuyển. Chiều cao của đĩa đệm sẽ thay đổi theo từng giai đoạn của cột sống. Đĩa đệm bao gồm: nguyên bao sợi; tế bào sụn; các tế bào nguyên sống; nước chiếm tới 80% đối với người trưởng thành. Mô của đĩa đệm thường không được tái tạo nhưng luôn phải chịu nhiều tác động và tải trọng cảu cột sống nên rất nhanh chóng bị thoái hóa.

Mức độ nguy hiểm của đau lưng do chấn thương cột sống cách phòng bệnh 1

Cấu tạo chung của đốt sống: thân của cột sống có hình trụ với hai mặt trên và dưới, hơi bị lõm xuống ở giữa và có vành xương đặc bao xung quanh cột sống. Đốt sống có hai mảnh cung và hai cuống cung. Cùng với đó là thân đốt sống tạo thành lỗ đốt sống.

Các cơn đau khi đột ngột phát sinh một cách đột ngột sẽ gây ra sự chấn động cho các cơ quan, dây thần kinh liền sườn và làm cho xương sườn bị chấn thương. Từ đó tạo nên các cơn đau trong những trường hợp cụ thế. Nó sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới tim và phổi. Bởi thế cần tìm ra nguyên nhân để biết và từ đó có các phương pháp điều trị thích hợp. Đối với các vị trí trung tâm của xương sườn nếu bị tổn thương thì sẽ làm hại trực tiếp tới thần kinh cột sống và các dây chằng. Có nhiều bệnh nhân có các biểu hiện như: nhịp tim đập nhanh, ra nhiều mồ hôi khi dây thần kinh giao cảm bị tổn thương tại cơ quan liên sườn.

Bên cạnh đó, sự tổn thương của các đốt sống lưng có thể gây ra những cơn đau lưng cấp tính và mãn tính. Ảnh hưởng lớn tới các cơ xung quanh tạo cảm giác như: tê, ngứa ran. Theo thời gian thì ngày càng có cảm giác tồi tệ và có thể gây ra liệt hoặc teo cơ nếu không được thực hiện điều trị kịp thời.

Các chuyển động quá mạnh sẽ làm cho các khớp nối xương sườn bị tổn thương và trượt ra khỏi vị trí ban đầu khiến cơ bắp bị phản xạ ngược lại, kéo theo tình trạng đau đớn. Từ đó tạo nên cơ chế thúc đẩy các cơ liên sườn bắt đầu co thắt và gây kích ứng nghiêm trọng đối với các dây thần kinh cột sống.

Các đốt sống trong cơ thể là một thành phần chính để giúp cho cơ thể hoạt động tốt. Bởi thế, khi có những triệu chứng về căn bệnh này thì chúng ta cần phải hết sức chú ý để tìm được sự hỗ trợ kịp thời nhằm tránh làm nó ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe.

Trừ những trường hợp bệnh thuộc dạng đặc biệt thì chúng ta có thể áp dụng một hoặc sự phối hợp của các phương pháp sau đây giúp điều trị bệnh đau lưng như: vật lý trị liệu; thuốc đau lưng; phẫu thuật.

+ Nên thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng cho cơ lung giúp hoạt động điều hòa nhiều khi đã khỏi bệnh.

+ Vật lý trị liệu là phương pháp giúp bệnh nhân nhanh chóng được bình phục. Khi đã bớt đau thì nên thực hiện tập vận động nhẹ nhàng tại nhà để giúp bạn mau chóng khỏi bệnh…

+ Dùng một số loại thuốc chữa đau lưng như: thuốc giảm đau và chống viêm (panadol; aspirin; indomethacin; diclofenac; celebrex)…

Trong các trường hợp bị đau nặng, đã sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm nhưng không hiệu quả thì người bệnh có thể dùng thuốc tiêm chống viêm steroid theo chỉ định của bác sĩ. Chỉ thực hiện phẫu thuật với các trường hợp như: lệch đĩa đệm cấp tính và có ảnh hưởng tới thần kinh; dây thần kinh bị chèn ép như đau dây thần kinh tọa; bệnh gai cột sống; bị gãy đốt sống…

Để phòng ngừa bệnh đau lưng thì tốt nhất bạn nên tránh các tư thế sau như: đứng khom người , không cong lưng, rướn người khi mang vác vật nặng… Khi có các dấu hiệu bị đau lưng thì bạn nên đi khám ngay bác sĩ chuyên khoa về cột sống để từ đó được hướng dẫn, điều trị đúng đắn nhất.