Chấn thương cột sống chiếm tới khoảng 4 – 6% trong các loại chấn thương. Trong thực tế, khi đi khám chấn thương cột sống chính là khám tổn thương tại phần đốt sống; đĩa đệm; dây chằng.

Nguyên nhân, cơ chế của vị trí tổn thương

  • Nguyên nhân

Chấn thương cột sống thường xảy ra do các loại tai nạn giao thông; bị ngã từ trên cao xuống; bị sập hầm; đánh nhau, các loại tai nạn trong thể thao…

  • Cơ chế

Cơ chế của chấn thương cột sống có hai loại: gián tiếp và trực tiếp

+ Trực tiếp: Bị vật cứng va đập trực tiếp vào cột sống hoặc bị ngã ngửa làm ưỡn quá mứa; gập cột sống quá mức.

+ Gián tiếp: Cột sống bị ép từ trên xuống dưới hoặc ngược lại. Ví dụ trong các trường hợp như: bị ngã từ trên cao xuống và lộn đầu xuống trước; vật rơi từ trên cao đè xuống khu vực bả vai; bị  ngã ngồi; xoay hoặc ưỡn cột sống quá mức.

  • Vị trí thương tổn

Thương tổn có thể gặp tại bất cứ vị trí nào trên cột sống. Nhưng thông thường sẽ là ở những điểm yếu, nơi tiếp giáp giữa đoạn cột sống di động và đoạn ít di động như: D12 – L1; C5  – C6. Và thường sẽ gặp tổn thương một đốt sống. Nhưng có khi cũng gặp tổn thương từa 2 – 3 đốt sống liền nhau hoặc không liền nhau.

Thông tin đầy đủ về chấn thương cột sống nguyên tắc quan trọng điều trị bệnh 1

Triệu chứng lâm sàng; cận lâm sàng

Triệu chứng lâm sàng

+ Đau: Bệnh nhân bị đau khu trú ở đốt sống, nơi bị tổn thương và có điểm đau nhói tại chỗ.

+ Hạn chế vận động: Người bệnh bị đau nhiều khi đi lại và nằm nghỉ sẽ đỡ đau hơn trong trường hợp bị gãy vững.

+ Biến dạng cột sống: Khi bệnh nhân nằm nghiêng sẽ thấy biến dạng nơi cột sống và hơi bị gồ ra sau. Nhìn sẽ có vết bầm tím và sưng nề tại chỗ. Nếu bị tổn thương tại phần cột sống cổ thì bạn sẽ bị hạn chế trong vận động là đôi lúc nhìn như bị ngắn lại.

+ Triệu chứng toàn thân: Tùy vào từng vị trí, mức độ của tủy bị tổn thương có phối hợp hay không mà có những triệu chứng toàn thân khác nhau.

+ Tri giác: Có thể xảy ra các loại rối loạn tri giác khi bị chấn thương cột sống cổ khi bị tổn thương tới tủy.

+ Hô hấp: người bệnh sẽ bị rối loạn hô hấp khi gặp chấn thương cột sống cổ từ C1- C5 vì bị ảnh hưởng trực tiếp tới trung khu hô hấp ở hành tủy. Bệnh gây khó thở với nhịp thở chậm và đa số đều dẫn tới tử vong. Khi bị chấn thương cột sống cổ từ C1- C5 thì cơ thể sẽ bị giảm thấp từ 35 – 36 độ, gây rối lạn trung khu vận mạch và khu điều hòa thân nhiệt.

Triệu chứng thần kinh

Trong giai đoạn bệnh bị sốc tủy thì biểu hiện lâm sàng của loại tổn thương tủy đó chính là bị mất vận động biểu hiện liệt mềm mất toàn bộ các phản xạ. mất cảm giác từ chỗ thương tổn trở xuống, gây rối loạn cơ thắt với biểu hiện là bí tiểu và bí đại tiện.

+ Tổn thương cột sống cổ từ C1-  C4: Đây là loại tổn thương nặng và thường dẫn tới tử vong. Trong giai đoạn sốc tủy thì sẽ gây liệt mềm và liệt ngoại vi tứ chi biểu hiện bằng rối loạn hô hấp và tim mạch nặng, khiến bị khó nói và khó nuốt. Giai đoạn sau khi bị sốc tủy tăng trương lực cơ thì sẽ tăng phãn xạ của gân xương và phản xạ tự động tủy.

+ Tổn thương cột sống từ: C5  – D1, trong giai đoạn sốc tủy liệt mềm, liệt ngoại vi tứ chi thì giai đoạn sau sốc tủy sẽ tăng phản xạ gân xương và tự động tủy.

+ Tổn thương từ D2 – D10: Giai đoạn sốc tủy sẽ gây liệt mềm toàn bộ hai chân kèm theo đó mà mất toàn bộ cảm giác từ chỗ bị tổn thương trở xuống. Khi vị trí mất cảm giác đau có ý nghĩa để chẩn đoán, định khu đốt sống tổn thương. Giai đoạn sau sốc tủy sẽ tăng phản xạ gân xương và phản xạ tự động của tủy.

+ Tổn thương  từ D11 –  L1: Giai đoạn sốc tủy khiến liệt mềm hai chân; bụng bị chướng do biệt liệt ruột cơ năng. Trường hợp này dễ nhầm với bụng ngoại khoa. Bệnh nhân bị mất cảm giác đau từ ngang bẹn. Giai đoạn sau sốc tủy thì bệnh nhân bị liệt ngoại vi hai chân và hai chân bị teo nhanh.

+ Tổn thương từ L2 – cùng 1: Sẽ có các biểu hiện của hội chứng đuôi ngựa hoàn toàn; liệt ngoại vi hai chân và hai chân bị teo nhanh, mất cảm giác nơi bẹn và vùng đáy chậu. Đây cũng có thể là biểu hiện của hội chứng đuôi ngựa không hoàn toàn như: liệt ngoại vi không hoàn toàn hai chân; bệnh nhân có thể gập đùi vào bụng và mất cảm giác vùng đáy chậu; vùng hậu môn và khu vực bộ phận sinh dục.

Nguyên tắc điều trị

Tùy thuộc vào thể và loại gãy thì có thể đưa ra các phương pháp, nguyên tắc điều trị hợp lý nhất.

+ Trường hợp bị gãy vững, dùng phương pháp điều trị nội khoa và tư thế nằm ngửa trên giường cúng. Tăng cường thêm áo nẹp hoặc bột khi đi lại để tránh bị liệt tủy.

+ Phẫu thuật để làm vững đoạn gãy và ghép xương hoặc phương tiện kéo.

+ Dựa theo cắt bản sống để giải phóng sự chèn ép tủy đối với những trường hợp bị gãy không vững và có thương tổn dạng dập phù nề tủy.

+ Phục hồi chức năng vận động là một phần quan trọng trong điều trị chấn thương cột sống trong trường hợp có liệt tủy.