Bệnh gout là một căn bệnh phổ biến trong xã hội ngày nay. Chính do con người không có thời gian chăm sóc cho sức khỏe của mình cũng như thường xuyên ăn các loại đồ ăn không tốt cho sức khỏe. Bệnh gout đem lại sự bất tiện trong các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày, cùng với đó là các biến chứng kéo theo nhiều loại bệnh khác.

Vì quá trình chuyển biến của bệnh tốn rất nhiều thời gian nên nhiều người không chữa trị nhanh chóng, kịp thời khiến bệnh ngày càng tiến triển nặng hơn và có thể khiến bệnh không thể chữa được dứt điểm.

Khái niệm bệnh gout

Bệnh gout là một hiện tượng viêm khớp ở người. Chỗ khớp bị viêm khiến cho người bệnh sẽ cảm thấy đau như bị kim châm hoặc đi qua than nóng. Chỗ khớp bị đau sẽ bị sưng to, nóng, vùng da xung quanh màu đỏ và bị tím bầm, bị phồng to, khó hoạt động. Một khi cơn đau xuất hiện sẽ kéo dài trong vài giờ hoặc có thể là vài ngày.

Nguyên nhân chính dẫn tới bệnh gout

Trong y học, nguyên nhân chính gây ra bệnh gout chính là phổ bị rối loạn chuyển hóa chất purin từ đó gây ảnh hưởng tới sự chuyển hóa của lượng axit Uric có trong máu. Và khiến cho axit Uric bị tích tụ lại trong máu, trong hoàn cảnh này sẽ xuất hiện các hạt tinh thể muối Urat tại các khớp. Khi các hạt này tích tụ nhiều sẽ khiến khớp bị đau và gây khó khăn trong cử động.

Một số yếu tố bên ngoài có thể gây ra bệnh gout như: chế độ ăn uống không lành mạnh; ăn nhiều chất đạm và mỡ; sử dụng quá nhiều đồ uống có cồn (rượu, bia); Đối tượng là người bị chứng béo phì;…

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân gây bệnh khác có thể kể tới như: một số bộ phận trong cơ thể hoạt động kém hiệu quả hơn so với bình thường, đặc biệt là thận.

Triệu chứng của bệnh gout

Bệnh Gút cấp tính: là biểu hiện đầu tiên và thường gặp ở các bệnh nhân khi họ tiêu thụ một lượng lớn thịt. Các cơn đau bệnh gout dạng cấp tính thường tại chi dưới và ở các khớp ngón chân cái. Thường các cơn đau xuất hiện về đêm nên sẽ khiến bệnh nhân bị mất ngủ. Các cơn đau thường xuất hiện sau khoảng 12 tiếng. Tuy nhiên, bệnh gout cấp tính lại hết vào ban ngày và tái phát vào ban đêm nên người bệnh sẽ bị thiếu ngủ, cơ thể mệt mỏi, căng thẳng.

Gout mạn tính là triệu chứng cao hơn của cấp tính. Khi bệnh tiến triển tới mức độ này thì người bệnh sẽ bị nổi các cục u tại quanh khu vực khớp. Khi nhẹ là các cục nhỏ, nặng hơn thì các cục to khiến mất mỹ quan và ảnh hưởng đến các hoạt động của bệnh nhân. Khi các cục u này bị vỡ sẽ gây nhiễm trùng máu. Một số trường hợp xấu có thể gây tử vong.

Các triệu chứng của bệnh gout rất nguy hiểm theo thời gian, bởi thế người đã mắc bệnh và có nguy cơ mắc bệnh không nên chủ quan. Tốt nhất nên áp dụng chế độ ăn hợp lý, tăng cường luyện tập và hạn chế sử dụng các loại đồ uống có tính kích thích như: bia, rượu….

Dấu hiệu nhận biết triệu chứng và nguyên nhân gây nên bệnh gout 1

Các dấu hiệu sớm của bệnh

Bệnh gout thường xảy ra đột ngột nên người bệnh sẽ đột nhiên cảm thấy đau dữ dội ở vùng khớp, đặc biệt là ở ngón chân cái và cũng sẽ không quá khó để có thể nhận biết được các triệu chứng của bệnh gout. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết sớm loại căn bệnh này.

Một số điều khiến bạn dễ mắc bệnh gout hoặc làm tăng nguy cơ mắc bệnh

+ Nguyên nhân khách quan: do bẩm sinh; do di truyền… Đây là những yếu tố bạn không thể phòng tránh được. Bạn sẽ dễ mắc bệnh gout khi: là nam giới và có gia đình có tiền sử bị bệnh gout; có nồng độ axit uric trong máu cao.

+ Các cơn sưng và đau dữ dội ở ngón chân cái chính là dấu hiệu đầu tiện cho bạn biết đã bị bệnh gout.

+ Chế độ ăn uống và cân nặng của bạn

+ Uống các chất có cồn (bia, rượu) thường xuyên

+ Thực phẩm ăn hàng ngày có nhiều thịt, hải sản, các chất có chứa nồng độ purin cao; chế độ ăn ít calo

+ Cơ thể thường xuyên bị mất nước

Bên cạnh đó còn do các điều kiện khác như: tình hình sức khỏe của mỗi người; những đối tượng mắc các bệnh như: tiểu đường, bệnh thận, cao huyết áp, nhiễm độc chì, xơ cứng động mạch…

Trong một số trường hợp, các tình trạng sức khỏe gây nên sự thay đổi tế bào nhanh chóng như: bệnh vảy nến; đau tủy; bị tan huyết; u bướu; chấn thương khớp; nhiễm trùng cấp tính; bệnh tim…

Bị sụt cân quá nhanh và có thể xảy ra ở các bệnh nhân nhập viện mà có sự thay đổi về chế độ ăn uống, thuốc men.

Khi có những dấu hiệu kể trên, bạn nên đặc biệt lưu ý và cần phải đi khám sớm tại các cơ sở chuyên khoa để có thể tìm ra được phác đồ triệu trị thích hợp nhất cho tình trạng của bạn. Tránh để bệnh kéo dài và không được điều trị sẽ khiến bệnh càng nặng thêm và có thể xảy ra các biến chứng đáng tiếc.