Trong những năm gần đây, do điều kiện kinh tế đã phát triển hơn trước, đời sống cảu người dân được nâng cao. Bên cạnh đó là sự xuất hiện của một số người có thói quen sinh hoạt cũng như ăn uống không hợp lý nên đã làm cho số lượng người bị bệnh gout ngày một tăng cao.

Trong một thống kê của Bệnh viện Bạch Mai thì trong 10 năm từ 1978 đến 1989, bệnh viêm khớp do gout  đã chiếm tới 1,5% các loại bệnh về xương khớp và đứng thứ 4 trong các loại bệnh về khớp thương xuyên gặp.

Bệnh gout là một loại bệnh thường xảy ra với nam giới trong độ tuổi trung niên từ 40 – 50 chiếm tới 95% và những người có nguy cơ cao bị béo phì; nghiện rượu; cà phê; những người có tiền sử trong gia đình có người bị bệnh gout…Đối với phụ nữ thì thường xảy ra sau thời kỳ mãn kinh.

Một số triệu chứng lâm sàng của bệnh gout

+ Viên khớp và cạnh khớp: dạng cấp hoặc mạn tính

+ Bị lắng đọng sạn urat ở khớp; xương; mô phần mềm; sụn khớp

+ Bị lắng đọng vi tinh thể tại thận, nên gây bệnh thận  do gout bao gồm các loại bệnh như: viêm thận kẽ; suy thận cấp; suy thận mãn.

+ Sỏi urat ở thận và tiết niệu

Nguyên nhân của bệnh gout

Tăng axit uric trong máu là yếu tố đặc trưng của bệnh gout. Việc tăng axit uric là hậu quả của quá trình tăng sinh tổng hợp axit uric trong cơ thể, làm giảm bài xuất axit uric qua thận. Với những bệnh nhân bị bệnh gout thường có kết hợp của cả hai quá trình nêu trên đó là vừa tăng sinh tổng hợp vừa giảm bài xuất axit uric.

Cơ chế của việc tổng hợp axit uric là các purin có nhiều trong các loại thức ăn như: thịt; cá; hải sản; gia cầm; óc; gan; bầu dục; đậu đỗ; bia; cà phê; chè; rượu…

Axit uric được hình thành so sự oxy hóa của các nhân purin kiềm và tạo thành adenin và guanin. Nhân purin kiềm là thành phần của axit nhân tế bào và có nguồn gốc từ nội sinh (cơ thể) hoặc từ ngoại sinh (thức ăn).

Axit uric thường được đào thải ra qua đường nước tiểu chiếm 2/3 và qua đường tiêu hóa chiếm 1/3. Nồng độ axit uric được đào thải qua nước tiểu nhiều hay ít là phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn có nhiều hay ít nhân purin. Nồng độ axit uric trong nước tiểu > 600 mg/ ngày là đã có thể tổng hợp được axít uric trong cơ thể.

Có 3 cơ chế khiến axit uric tăng trong máu: tăng tổng hợp của axit uric trong cơ thể; giảm bài xuất uric qua nước tiểu và ăn quá nhiều loại thức ăn có chứa nhân purin.

Chế độ ăn uống đúng cách cho người bị bệnh gout những đồ kiêng ăn khi bị gút 1

Dạng nguyên phát và thứ phát của bệnh gout

Gout dạng nguyên phát chiếm số lượng đông và trong đại đa số các trường hợp. Nguyên nhân của bệnh chưa rõ và bệnh tùy theo tính cơ địa; gen của gia đình. Cùng với đó là quá trình tổng hợp purin nội sinh tăng nhiều gây tăng axit uric.

Bệnh gout dạng thứ phát thường do:

+ Tăng giáng hóa purin kiềm nội sinh do bị phá hủy nhiều tế bào và tổ chức như các bệnh về máu như: đa hồng cầu; thiếu máu; tan máu; bạch cầu kinh thể tủy…

+ Giảm thải axit uric qua thận của các bệnh viêm thận; suy thận do nhiễm độc

+ Do chế độ ăn có quá nhiều thức ăn chứa nhân purin như: thịt đỏ; phủ tạng của động vật; hải sản. Hoặc do uống quá nhiều rượu. Đây là tác nhân gây bệnh chứ chưa phải là nguyên nhân trực tiếp.

Tốt nhất, để phát hiện sớm bệnh gout thì chúng ta cần phải đi xét nghiệm axit uric trong máu định kỳ. Những đối tượng có nguy cơ tăng axit uric phải có một chế độ ăn uống và điều trị thích hợp để nhằm giúp hạn chế sự tiến triển của bệnh, giúp nâng cao chất lượng của cuộc sống.

Những đối tượng có nguy cơ cao trong việc tăng axit uric và bị bệnh gout như: tiền sử gia đình có người bị bệnh gout; bị béo phì; bị nghiện rượu; cà phê; đang dùng các loại thuốc như: lợi tiểu; aspirin; cyclosporrin.

Các cách điều trị bệnh gout

Nguyên tắc để điều trị bệnh gout cơ bản nhằm hạn chế các nguyên nhân tăng axít uric với cả 3 cơ chế.

Điều trị bằng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa:

Sử dụng các loại thuốc ức chế phản ứng tạo thành axit uric như: thuốc ức chế men xanthin oxydase như allpopurinol (Zyloric). Lưu ý chỉ nên dùng thuốc trong các đợt cấp để đề phòng bệnh tái phát.

Bên cạnh đó là sử dụng các loại thuốc giúp đào thải axit uric qua thận như: Probenecid (benemid); Sulfinpyrason (antiran). Và để giảm các cơn đau của bệnh trong các đợt cấp bằng colchincin.

Điều trị bằng một chế độ ăn uống thích hợp: Giúp giảm tổng hợp axit uric vừa tăng để đào thải axit uric qua thận. Một chế độ ăn sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị cơn gout cấp tính và mạn tính với tác dụng làm giảm các cơn cấp cảu gout mạn tính.

Nguyên tắc của chế độ ăn trong bệnh gout

+ Dùng các loại thức ăn có chứa ít nhân purin như: ngũ cốc; các loại hạt; bơ; mỡ; đường; trứng; sữa; rau quả. Nên hạn chế ăn các loại thức căn có chứa nhiều axít uric như: các loại thịt; cá; hải sản; gia cầm; óc; gan; bầu dục; đậu đỗ.

+ Bạn tuyệt đối không nên uống các chất kích thích như: rượu; bia; cà phê; chè vì nó làm giảm khả năng bài xuất axit uric qua thận gây hậu quả là làm tăng lactat trong máu.

+ Nê duy trì cân nặng ở mức ổn định, hợp lý. Nếu bị thừa cân thì nên giảm cân một cách khoa học.

+ Tăng cường sự đào thải axit uric qua thận bằng cách uống nhiều nước và không ăn các loại thức ăn mang vị chua.

+ Không ăn các chế phẩm có chứa cacao và socola.