Bênh Gout và các triệu chứng về viêm khớp, sưng khớp hay đi kèm với nhau bởi chính sự rối loạn của chất Acid uric kết tụ tại các khớp xương và gân xung quanh khiến cho khu vực quanh đó bị sưng và gây ra triệu chứng đau nhức cho người bệnh. Bệnh gout thường kéo theo các cơn đau khó chịu và các triệu chứng thường gặp như: sưng, tấy; đau; cứng khớp tại ngón chân; mắt cá chân; đầu gối; cổ tay và ngón tay…

 

Bệnh gout hiện là loại bệnh phổ biến, gặp ở nhiều độ tuổi, lý do chính là do thói quen trong ăn uống sinh hoạt hàng ngày. Bệnh thường gặp ở đối tượng thuộc nam giới và có độ tuổi trên 30 tuổi, thường xuyên uống đồ uống có chất kích thích như rượu, bia, có chế độ ăn nhiều hải sản và thịt đỏ.

Gout được liệt kê vào dạng viêm khớp gây đau đớn nhất cho người bệnh. Cơn đau gout có thể được thuyên giảm trong khoảng  7 – 10 ngày khi không được điều trị. Và sau đó, cơn đau sẽ tiếp tục xuất hiện sau vài tháng hoặc vài năm nên có rất nhiều người thường nghĩ rằng bệnh đã khỏi nên khi tái phát lại càng trầm trọng và khó điều trị hơn lúc ban đầu rất nhiều.

Vì là một loại bệnh mạn tính và không thể hỗ trợ điều trị dứt điểm 1 lần, bệnh tái phát thường xuyên. Điều trị bằng phương pháp dùng thuốc và kết hợp với một chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý sẽ giúp người bệnh giảm được lượng Acid Uric trong máu và tránh các biến chứng của bệnh như: suy thận; cao huyết áp; bệnh sỏi thận…

Khó khăn của người bị bệnh gout

+ Người cao tuổi có sức đề kháng giảm

Người bị bệnh gout thường trong độ tuổi trung bình từ 40. Trong độ tuổi này thì sức đề kháng bị giảm. Bệnh gout gây viêm và nhiễm khuẩn… Đề kháng chính là một yếu tố quan trọng giúp đẩy lùi bện gout.

+ Ngại trong việc dùng thuốc hỗ trợ điều trị

Thực tế là có khá ít người bệnh dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ hoặc người có chuyên môn tư vấn. Thông thường người bệnh chỉ dùng thuốc khi cấp tính và bệnh có biểu hiện gây đau đơn. Dùng trong một thời gian, khi thấy bệnh không còn triệu chứng nữa thì dừng. Đây chính là một lý do khiến bệnh vẫn luôn âm thầm phát triển và thường thì lần tái phát sau có dấu hiệu nặng hơn lần trước, cùng với đó là rất khó điều trị.

+ Bệnh không có loại thuốc điều trị khỏi dứt điểm

Các loại thuốc hỗ trợ để điều trị bệnh gout hiện nay vẫn là dùng các loại thuốc giảm đau, chống viêm và hạ lượng acid uric trong máu… Hoàn toàn không có loại thuốc đặc trị. Trong tình huống này, người bệnh dùng thuốc trong một thời gian và thấy bệnh không lành và thường hay tái phát thì không tin tưởng loại thuốc mình đang dùng. Bên cạnh đó, có một số loại thuốc có tác dụng phụ như: tiêu chảy; rối loạn tiêu hóa; gây loét dạ dày và tá tràng; tăng huyết áp; dị ứng; … Điều này gây tâm lý không tốt cho người bệnh.

+ Người bệnh không lường trước được các biến chứng của bệnh

Nhiều người bị bệnh gout và không lường trước được các biến chứng của bệnh nên hay chủ quan.  Mỗi khi bị cơn cấp tình thì lo lắng và dùng thuốc nhưng khi cơn đau qua đi thì lại sinh hoạt và ăn uống bình thường, không thực hiện kiêng khem nên bệnh càng ngày càng nặng thêm.

Giảm đau nhức và hạn chế biến chứng nặng nề của bệnh gout ( gút ) 1

Điều trị bệnh gout bằng cây nở ngày đất

Chính bởi tính nguy hiểm của bệnh gout nên chúng ta cần quan tâm đến bệnh ngay cả khi bệnh chưa biểu hiện ra bên ngoài. Cách tốt nhất để hỗ trợ điều trị bệnh gout là đào thải Uric ra khỏi cơ thể bằng thảo dược. Trong thời gian gần đây, phương thuốc dùng cây Nở Ngày Đất để điều trị bệnh gout được nhiều người tin dùng.

Khi dùng cây Nở ngày đất thì có tới 80% trường hợp người bệnh cảm thấy bị đau nhức hơn. Một số nặng hơn thì sẽ không thể đi lại được trong một thời gian nhất định. Đây là tác dụng phụ của thuốc lên các vị trí khớp giúp đào thải acid uric ra ngoài cơ thể nhanh hơn.

Trong các trường hợp này có thể dùng thêm thuốc giảm đau. Tuy nhiên, nếu như đau ở mức độ chịu đựng được thì không nên dùng vì thuốc giảm đau sẽ ảnh hưởng tới tính chính xác của cây nở ngày đất đến bệnh. Bên cạnh đó còn có thể kết hợp với các loại thảo dượt mát và uống nhiều nước để thúc đẩy quá trình đào thải xảy ra nhanh hơn. Tuyệt đối không uống bia rượu vì sẽ khiến người bệnh bị đau đớn hơn nhiều lần.

Sau thời gian dùng cây nở ngày đất, người bệnh nên kiểm tra lượng Acid Uric. Sau khoảng thời gian 2 – 3 tháng thì kết quả xét nghiệm Acid Uric sẽ tăng vì khi đó các hạt Acid Uric bấy lâu nay tích tụ trong khớp sẽ bị đánh bật và hòa trong máu. Nồng độ Acid Uric trong máu tăng trong giai đoạn này là điều bình thường, người bệnh không cần lo lắng. Người bệnh nên kiên trì theo đúng liệu trình của bệnh và được theo dõi thường xuyên.

Lý do cây nở ngày đất hỗ trợ điều trị được bệnh gout

Tinh thể Acid uric là một loại chất được hình thành trong quá trình cơ thể chuyển hóa purin. Trong cơ thể con người hay một số loại thực vật thì chất này thường không thiếu trong các phần nội tạng. Acid Uric được hòa tan trong máu và được đào thải ra ngoài qua nước tiểu.

Khi cơ thể sản sinh quá nhiều hoặc quá trình đào thải quá ít chất này sẽ khiến Acid Uric bị tích tụ lại và hình thành những tinh thể urat trong các khớp, mô xung quanh khớp và gây đau, sưng, viêm.

Trong cây nở ngày đất có chứa các hoạt chất có tính kháng viêm; hạ nhiệt; giải độc như: lycosides; alkaloids; flavones… Các hoạt chất này giúp ức chế Acid Uric trong máu. Tại các khớp thì giúp giải độc tố ta ngoài và cân bằng lại lượng Acid Uric trong máu.