Ở bài viết này chúng tôi sẽ đề cập đến 3 món ăn đặc trưng cho 3 nhóm khác nhau. Nếu như thịt chó là món ăn được nhiều nam giưới ưa chuộng thì phụ nữ lại rất thích sữa chua. Còn với những người trẻ tuổi thì luôn bị trứng gà hấp dẫn. 3 món ăn trên có liên quan đến bệnh gút như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về điều này nhé.

1. Người bị bệnh gút có được ăn thịt chó hay không?

Đây là món ăn khoái khẩu đối với cánh mày râu, ở việt nam hằng nam có khoảng hơn 5 triệu con chó bị giết thịt và hơn 200000 tấn thịt chó được tiêu thụ đủ cho thấy mức độ phổ biến của món ăn này. Nhiều nam giới bị bệnh gút trong bữa nhậu vì chủ quan trong việc ăn uống nên nghĩ rằng món này không ảnh hưởng gì đến tình trạng bệnh của mình, nhưng thực tế nó chỉ khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn. Lý do là vì hàm lượng protein trong thịt chó sẽ làm tăng lượng acid uric có trong máu, dẫn đến các cơ xương khớp bị đau nhức, người bệnh khó cử động và hình thành các hạt tophi xấu xí.

Trong bàn nhậu thì nếu đã có thịt chó thì không thể thiếu rượu được, dù là ở vùng miền nào cũng vậy, có chăng là khác loại rượu uống mà thôi. Như chúng tôi đa đưa ra lời khuyên ở các bài viết trước: người bị gút tuyệt đối phải kiêng rượu vì sẽ làm bệnh trở nên nặng hơn. Kể cả những người chưa bị thì cũng không nên uống vì uống nhiều rượu thì cơ thể không kiểm soát được lượng ure, dẫn đến các chức năng sinh lý bị rối loạn và dẫn đến bệnh gout.

Ăn thịt chó không chỉ ảnh hưởng đến bệnh gút mà còn liên quan đến nhiều bệnh khác như tim mạch, táo bón, xương khớp…Vì vậy bạn nên kiêng cả uống rượu lẫn ăn thịt chó nếu như không muốn bệnh tình trở nên nặng hơn.

Bị bệnh gout (gút) có được ăn thịt chó, sữa chua và trứng gà hay không? 1

2. Người bị bệnh gút có được ăn sữa chua hay không?

Khi sữa chua lên men sẽ tạo ra 1 số loại vi khuẩn có khả năng tạo ra enzym proteaza kích thích hệ tiêu hóa cực kỳ tốt. Trong sữa chua có 1 lượng carbohydrate và protein vừa cung cấp 1 phần năng lượng cho cơ thể vừa giúp người bệnh không bị hạ đường huyết. Hơn nữa trong sữa chua cũng có acid lactic giúp người bệnh kích thích được tiêu hóa, tăng lợi khuẩn và tiêu diệt các vi khuẩn gây hại.

Sữa chua có chứa rất nhiều men tiêu hóa cũng như các vitamin A,B, C hay protein giúp trung hòa được lượng acid uric có trong máu ( nguyên nhân gây ra bệnh gút ) và đẩy hết chúng ra ngoài qua đường tiêu hóa.

Trong sữa chua có chứa nhiều vi khuẩn có lợi như : streptococcus lactic, streptococcus cremoris, nấm men giúp chuyển hóa lượng canxi hấp thụ thành peptone và acid amin có lợi cho người bị gút.

Ngoài ăn sữa chua ra thì bạn cũng nên tránh một số loại thực phẩm sau:

-Nội tạng của động vật như lòng, gan…được bày bán tràn lan trên thị trường không được kiểm định

-Không ăn quá nhiều thịt đỏ ( lượng purin 200mg/ ngày ).

-Ăn nhiều thực phẩm có chứa chất xơ và vitamin như hoa quả tươi và rau xanh.

-Tránh ăn các loại trái cây có chứa nhiều vitamin C như cam chẳng hạn sẽ làm người bị bệnh gút càng thêm đau đớn.

-Có thể đào thải lượng acid uric có trong máu bằng cách uống nhiều nước khoáng

Cách làm món sữa chua nha đam hỗ trợ việc điều trị bệnh gút:

Chuẩn bị nguyên liệu: 70g đường, sữa tươi 1,5 lít, 1 lá nha đam, 1 hộp sữa chua, sữa đặc 300g. Cách làm như sau:

Đầu tiên nha đam đem bỏ vỏ rồi cắt thịt thành hạt lựu nhỏ sau đo đem ngâm trong nước lạnh khoảng 1 tiếng cho hết vị đắng ( có thể thay 2 lần nước cũng được ). Tiếp theo mang ra để cho khô rồi tẩm ướp với 1 ít đường.

Cho đường, sữa tươi và sữa đặc vào chung 1 nồi rồi đun lên đến khi sủi bọt.

Cho nha đam vào nồi sữa đun cho đến khi sôi hẳn rồi mới cho sữa chua vào. Sau đó để nguội rồi cho sữa chua ra từng cốc hoặc hộp nhựa nhỏ. Bạn kiếm thêm 1 thùng xốp rồi xếp các hũ này vào để ủ ( có thể dùng chăn để ủ ) trong khoảng nửa ngày. Cuối cùng bạn chỉ việc cho vào tủ lạnh để ăn sẽ rất ngon.

Bạn nên tận dụng ăn sữa chua hàng ngày để tận dụng tối đa hiệu quả điều trị bệnh gút cũng như công dụng giải khát tuyệt vời mùa hè.

3. Người bị bệnh gút có được ăn trứng gà được hay không?

Trong các loại trứng gia cầm không chỉ có hàm lượng purin thấp mà còn có chứa nhiều protein. Ngoài ra nó còn chứa nhiều chất dinh dưỡng như omega 3, acid amin hay acid folic rất tốt cho sức khỏe của người bị bệnh gút.

Tất cả các loại vitamin từ B1 đến B12 trong đó có biotin, choline và acid folic hay tất cả các khoáng chất như kẽm, canxi, magie, phốt pho, sắt, đồng…cũng đều có trong trứng gà

Cách chế biến trứng gà phù hợp với người bị bệnh gút:

Người bị bệnh gút như chúng tôi đã khuyến cáo là phải tránh tất cả các đồ ăn có dầu mỡ, vì vậy bạn không nên ăn trứng gà rán ( chiên ) với dầu mỡ. Bạn vẫn có thể ăn trứng gà nhưng bằng cách luộc vì nó vẫn cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Tùy theo cách mà bạn chế biến mà mức độ hấp thụ dinh dưỡng cũng khác nhau, bạn có thể tham khảo để lựa chọn cách chế biến riêng cho mình:

-Trứng chưng : 97%

-Trứng hấp, luộc : 100%

-Ăn sống: 30-50% ( khuyến cáo không nên ăn theo cách này vì không đảm bảo vệ sinh ).

-Trứng ốp la: 98%.

-Trứng chiên: 81%

-Lòng đào: 92,5%.

Nếu bạn muốn ăn trứng gà thì nên mua trứng gà ta vì nó được chăm sóc và nuôi dưỡng cẩn thận nên trong trứng có chứa nhiều omega 3 chứ không như trứng gà công nghiệp.