Đau nhức xương khớp và triệu chứng tê bì chân tay là tình trạng đau nhức ở các vị trí như: đầu ngón tay, cẳng tay, chân, mông, thắt lưng. Đây là một loại bệnh lý nhiều người mắc phải và gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Nguyên nhân chính gây bệnh

+ Vận động: Các đối tượng làm việc bốc vác nặng, liên tục trong thời gian dài hoặc những người làm việc văn phòng tiếp xúc với máy lạnh và môi trường lạnh đều rất dễ mắc chứng bệnh tê bì chân tay.

+ Một số bệnh về khớp: các bệnh về xương khớp hiện nay cũng là  một nguyên nhân gây bệnh phổ biến.

+ Thời tiết thay đổi: Khi mưa nắng thất thường sẽ khiến cho xương khớp bị đau và gây tê bì chân tay.

+ Các bệnh lý khác: Béo phì, tiểu đường, xơ vữa động mạch; thiếu máu não, bệnh gan, thận khiến rối loạn quá trình chuyển hóa và dẫn tới tê bì, đau nhức chân tay.

+ Bị nhiễm lạnh: Cơ thể bị nhiễm lạnh khiến khí huyết lưu thông bị trì trệ, người bệnh mệt mỏi khiến bị đau xương khớp và tê bì chân tay kéo đến.

+ Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, bị thiếu các loại khoáng chất như: vitamin B1; B12; canxil kali,… Do uống các chất có cồn; nhiễm các chất độc hại đều là nguyên nhân khiến bị tê bì chân tay.

Điều trị bệnh đau nhức xương – tê bì chân tay

+ Bổ sung thêm canxi chế độ ăn mỗi ngày

+ Vật lý trị liệu: chườm nóng, xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, chiếu tia lade, điện trị liệu… nhằm giúp lưu thông khí huyết, tăng tính tuần hoàn máu. Từ đó hỗ trợ điều trị bệnh đau nhức xương và tê bì chân tay hiệu quả.

+ Dùng thuốc: Tây y và Đông ý. Trong đó, dạng thuốc Đông y được sử dụng nhiều nhờ tính an toàn, dược tính mạnh nhưng không gây tác dụng phụ và hiệu quả rất tốt. còn các loại thuốc tân dược lại có tác dụng giảm đau là chính và không mang lại hiệu quả trong điều trị lâu dài, dễ gây ra các tác dụng phụ cho người bệnh.

+ Hoạt động cho xương khớp: Có bị mắc bệnh tê bì chân tay, bệnh về xương khớp hay không thì bạn nên thường xuyên vận động cho xương khớp của mình. Khi vận động với các bài tập và môn thể thao nhẹ nhàng sẽ giúp bạn giảm được các cơn đau cũng như giúp cho bộ xương được săn chắc, khỏe mạnh hơn.

+ Chế độ ăn uống và làm việc, nghỉ ngơi hợp lý: Đối với những người bị tê bì chân tay nên bổ sung trong thực đơn của mình các loại thức ăn giàu: canxi; photpho; kali; vitamin B1 và B12 vào trong khẩu phần ăn hằng ngày. Tốt nhất nên hạn chế ăn các đồ chiên xào; nhiều dầu mỡ. Đặc biệt, người bệnh không nên làm việc quá sức, quá nặng và trong môi trường độc hại. Hãy luôn giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, ngủ đủ giấc để giúp đẩy lùi các loại bệnh đau nhức, tê bì chân tay.

Tê bì chân tay dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm cần phải kể đến khi biến chứng 1

Tê bì chân tay – dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm

Tê bì chân tay là một biểu hiện thường thấy ở nhiều người. Nếu cảm giác kéo dài thì có thể bạn đã mắc những căn bệnh sau. Bạn nên thăm khám để có thể điều trị bệnh tốt nhất.

  • Các loại bệnh về đốt sống cổ

Trước đây, bệnh thường gặp ở người trong độ tuổi trung niên. Tuy nhiên, hiện nay thì căn bệnh này thường xảy ra ở cả giới trẻ, những người thường xuyên ngồi nhiều, ít vận động và tư thế ngồi không đúng. Hoặc với cả những người thường xuyên phải sử dụng máy tính làm việc hoặc sử dụng điện thoại liên tục.

Làm việc trong tư thế sai trong một thời gian kéo dài sẽ khiến bạn mắc một số bệnh như: viêm đốt sống cổ; thoái hóa đốt sống; phần đệm giữa các đốt sống bị tăng sinh hay phì đại… Trường hợp các đốt sống bị biến dạng sẽ chèn ép lên dây thần kinh vùng ngoại biên ở vùng cổ, gáy. Đây là nguyên nhân khiến bạn bị tê bì ở tay, chân.

Một số triệu chứng khác của bệnh như: đau ở vùng cổ, vai, gáy, hai cánh tay bị tê và giảm sức vận động. Khi cơ thể gặp các triệu chứng trên thì bạn nên đến gặp bác sĩ để chẩn đoán chính xác tình trạng của bệnh.

  • Bị thiếu máu não cục bộ

Đây là loại bệnh thường gặp ở người lớn tuổi. Khi bạn cảm thấy mooyj bên cơ thể bị tê bì thì nên nghĩ tới bệnh này. Thường thì bệnh sẽ khởi phát một cách đột ngột và trong một thời gian ngắn. Đi kèm với đó là biểu hiện chân tay bị mệt mỏi; đau nhức đầu; bị choáng váng.

Khi cơ thể có các triệu chứng kể trên thì bạn cần phải đến các cơ sở khám bệnh để kiểm tra toàn diện nhằm phát hiện sớm các nguy cơ gây hại cho mạch máu não.

  • Bệnh tiểu đường

Khi bị bệnh tiểu đường nặng sẽ ảnh hưởng, tổn thương tới dây thần kinh ngoại biên. Một nguyên nhân khiến bạn bị tê bì chân tay. Khi không đươc chữa trị bởi phương pháp phù hợp thì người bệnh sẽ có các biến chứng nguy hiểm cho cơ thể và sức khỏe, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

Khi đã bị mắc bệnh, bạn nên cần lưu ý khống chế lượng đường luôn trong mức quy định và bổ sung thêm các loại vitamin cần thiết. Bên cạnh đó là sử dụng phối hợp các loại dược phẩm nhằm giúp cải thiện sự tuần hoàn máu. Khi đó, hiện tượng của chứng tê bì chân tay sẽ nhanh chóng biến mất.

  • Bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên

Khi bị bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên sẽ khiến bạn có các cảm giác như: tê bì chân tay; đau nhức; khó vận động; bị tê ở hai tay. Loại bệnh này xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân chính bởi thế mà biểu hiện lâm sàng cũng khá đa dạng. Nếu bị viêm dây thần kinh do trúng độc thì người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức. Còn khi bệnh bắt nguồn từ chế độ dinh dưỡng và quá trình trao đổi chất thì cảm giác tê bì, khó cử động sẽ rõ rệt hơn và bệnh tình có diễn biến khá chậm, cũng như khó phục hồi.