Ngay nay, có nhiều bệnh nhân bị mắc bệnh gout khi vừa mới ở độ tuổi 30. Loại bệnh này dễ nhầm lẫn với nhiều loại bệnh về khớp khác nên rất khó chẩn đoán. Bệnh gout là một loại  bệnh rối loạn sự chuyển hóa, từ đó dẫn tới tình trạng tăng lượng axit uric trong máu. Hậu quả của quá trình này đó là sự lắng đọng của tinh thể muối urat tại các khớp và các mô trong cơ thể. Phần đa đối tượng phát sinh bệnh thường trong độ tuổi từ 40 đến 60. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây thì ngày càng có nhiều bệnh nhân mắc bệnh gout ở trong độ tuổi 30.

Bác sĩ Hồ Phạm Thục Lan – Trưởng khoa Cơ Xương Khớp của Bệnh viện Nhân Dân 115 đã cho hay: Bệnh khi mới được phát hiện được ví như “ căn bệnh của nhà giàu” hoặc được gọi là “bệnh của vua”. Bởi hầu hết người mắc bệnh là người giàu có. Quan điểm này thực sự rất sai lầm vì trên thực tế, bất cứ thành phần nào đều cũng có thể mắc bệnh gout. Bệnh này sẽ khiến bệnh nhân đau đớn, làm giảm năng suất, ảnh hưởng tới chức năng vận động nên gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

Theo thống kê thì có hơn 90% các trường hợp bị bệnh gout là ở dạng nguyên phát và không rõ nguyên nhân. Và 10% còn lại là thứ phát sau một số loại bệnh khác hoặc dùng thuốc. Bệnh gout thường gặp ở nam giới nhiều hơn ở nữ. Loại bệnh này thường phát sinh sau khi sử dụng các loại thuốc dạng lợi tiểu; kháng lao; aspirine… Hoặc sau khi mắc các loại bệnh như: suy thận; béo phì; huyết áp tăng; tiểu đường; rối loạn chuyển hóa lipid trong máu; bệnh ác tính của cơ quan tạo máu.

Bệnh lúc ban đầu thường khởi phát đột ngột ở một khớp, thường là khớp ngón cái 1 bàn chân, tay, khuỷu; gối; hoặc cổ chân. Thời gian đau về đêm và cường độ sẽ tăng nhanh trong 24 – 48 giờ và kèm theo đó là triệu chứng sốt lạnh. Khi này, khớp bị ảnh hưởng sưng nóng, đỏ rõ ràng. Khi này, bệnh nhân không cần điều trị vì bệnh chỉ kéo dài trong thời gian một vài ngày rồi tự khỏi hoàn toàn. Bệnh có thể gây ngứa và bong vảy tại nơi vùng khớp bị ảnh hưởng. Thời gian về lâu dài, các đợt viêm khớp sẽ càng kéo dài và không tự khỏi. Khoảng các giữa các lần tự phát ngày càng ngắn lại và các cơn viêm khớp xảy ra liên tiếp nhiều hơn và dẫn tới bệnh gout mãn tính. Biểu hiện của giai đoạn này là xuất hiện các nốt tophy, bản chất của các nốt này chính là sự lắng đọng của tinh thể uate tại phần mềm quanh khớp. Kèm theo đó là di chứng gây cứng khớp, khiến khớp bị biến dạng và gây mất chức năng vận động.

Đau khớp xưng khớp – dấu hiệu điển hình của bệnh gout giai đoạn đầu 1

Bệnh gout hiện đang có chiều hướng gia tăng nhanh chóng trong vài năm gần đây, Trong thống kê của khoa nội cơ xương khớp – bệnh viện Nhân dân 115 cho thấy: Bệnh gout chiếm số lượng khoảng 10% các bệnh về khớp được điều trị tại khoa. Nguyên nhân chính là do đời sống kinh tế xã hội phát triển khiến cho lối sống và thói quen trong ăn uống của mọi người cũng thay đổi theo. Chuyển đổi từ ăn rau, củ, quả sang ăn nhiều thịt cá, các loại thực phẩm nấu sẵn. Bên cạnh đó là công việc bàn giấy khiến bạn ít vận động hơn. Ngoài ra, lý do hội họp, gặp gỡ đối tác nên bia rượu trở thành một loại thức uống thông dụng hơn khiến cho tần suất của bệnh ngày càng tăng lên.

Bác sĩ Thục Lam cho biết, hầu hết mọi chẩn đoán của bệnh gout hiện nay tại các cơ sở y tế tại thành phố Hồ Chí Minh đều dựa vào nồng độ của axit uric có trong máu. Không phải mọi trường hợp tăng axit uric trong máu là bệnh gout. Nồng độ axit uric trong máu là sản phẩm của quá trình chuyển hóa đạm. Bởi thế, khi chúng ta nạp vào cơ thể các loại thực phẩm có đạm sẽ khiến tăng nồng độ axid uric trong máu. Không chỉ tinh thể urat trong dịch khớp mới có thể gây ra viêm khớp cấp. Bên cạnh đó còn có các loại tinh thể canxi như: calcium pyrophosphate cũng là một triệu chứng gây bệnh gout, hay còn gọi là bệnh giả gout. Điều này đã lý giải cho các trường hợp khi xét nghiệm nồng độ axit uric trong máu bình thường nhưng vẫn có triệu chứng của bệnh gout.

Hiện nay, phương pháp duy nhất có thể giúp bạn dễ dàng phát hiện ra tinh thể urat trong dịch khớp là kính hiển vi phân cực.  Phương pháp này có thể đưa ra được chẩn đoán một cách chính xác, nhanh chóng nhất về bệnh gout.

Các lưu ý trong điều trị bệnh gout

– Cũng như các bệnh về rối loạn về chuyển hóa khác thì khâu đầu tiên trong điều trị bệnh gout là bạn cần thay đổi thói quen trong chế độ ăn uống và sinh hoạt nhằm giúp giảm các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Nên hạn chế các thức ăn chứa nhiều đạm động vật như: thịt màu đỏ; tôm; cá; cua; tim; gan; thận; óc; trứng vịt lộn… Hạn chế uống đồ uống có cồn (rượu, bia); chăm chỉ vận động; giảm cân nặng theo một phương pháp khoa học.

– Dùng các loại thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ nhằm giúp khống chế các đợt viêm khớp cấp, giúp làm hạ và duy trì lượng axit uric có trong máu ở mức cho phép, giúp kiểm soát tốt bệnh và các biến chứng kèm theo. Để giảm viêm trong đợt điều trị gout cấp thì người bệnh có thể lựa chọn các loại thuốc phổ biến, hiện hành như: colchicine; NSAIDs; corticoid dạng toàn thân hoặc tại chỗ tùy theo từng cơ địa của mỗi người.

– Dùng một số thuốc có tác dụng giảm tổng hợp axit uric như: allopurinol, befuxostat, pegloticase hoặc các loại thuốc giúp làm tăng thải axit uric ra khỏi cơ thể như: probenecid; sulfinpyrazone để giúp làm hạ và duy trì nồng độ axit uric trong máu ở mức cho phép.

– Kiểm soát thật tốt các bệnh kèm theo như: tăng huyết áp; đái tháo đường; rối loạn chuyển hóa lượng lipid trong máu.