Đĩa đệm tạo nên khoảng cách giữa các đốt sống và cho phép chúng ta có thể thực hiện được các động tác như: gập người; vặn người. Đĩa đệm đóng vai trò như một giảm xóc giữa các xương của cột sống với nhau. Ngoài ra, đĩa đệm như một tấm đệm chống đỡ các lực được tác động từ bên ngoài cơ thể và giữ cho khu vực lưng luôn được dẻo dai.

Thoái hóa đĩa đệm cột sống là bệnh như thế nào?

Theo thời gian thì đĩa đệm sẽ dần mất đi khả năng để có thể hoạt động và hỗ trợ cho cột sống và dẫn tới đau lưng, có thể lan tới các chi.

Thoái hóa đĩa đệm cột sống hay còn được gọi là thoái hóa cột sống là một thuật ngữ để mô tả sự thay đổi do tuổi tác gây ra với khu vực dọc theo cột sống cổ, phần ngực hoặc phần thắt lưng. Phổ biến nhất phải kể tới đó là thoái hóa cột sống thắt lưng. Đây không được gọi là một bệnh mà bản chất là một phần của quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể con người.

Đĩa đệm không như các mô tế bào của cơ thể, có rất ít nguồn cung cấp máu vào đĩa đệm. Khi đĩa đệm bị tổn thương thì nó trở nên hư tổn và không thể tự phục hồi được.

Nguyên nhân phổ biến gây bệnh thoái hóa đĩa đệm

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới chứng thoái hóa đĩa đệm cột sống. Ngoài tuổi tác thì có thể kể tới một số yếu tố khác như:

+ Đĩa đệm bị khô: Khi đĩa đệm trong giai đoạn khỏe mạnh sẽ chứa khoảng 90% là nước. Nhưng khi tuổi tác càng cao thì lượng nước trong đĩa đệm bị giảm dần khiến đĩa đệm bị co rút lại và trở nên mỏng hơn. Từ đó mất đi khả năng giảm xóc như trước, làm cho các đốt sống ngày càng dịch lại gần nhau hơn.

+ Các loại hoạt động thường ngày, các môn thể dục thể thao có thể gây tổn thương, rác bao xơ đĩa đệm. Theo thời gian thì quá trình hao mòn đĩa đệm sẽ xảy ra và đặc biệt là những người trong độ tuổi từ 60 trở lên. Sự thực là không phải những ai khi bị thoái hóa đĩa đệm đều bị đau lưng. Tuy nhiên thì các chấn thương sẽ gây đau, sưng, nhức và dẫn tới bị đau thắt lưng.

Ngoài ra, các bệnh như viêm khớp, loãng xương cũng góp phần vào tình trạng thoái hóa đĩa đệm cột sống.

Phương pháp phát hiện sớm và điều trị bệnh thoái hóa đĩa đệm cột sống 1

Cách phát hiện kịp thời chứng thoái hoá đĩa đệm cột sống

Có nhiều người bị thoái hóa đĩa đệm cột sống nhưng không có một triệu chứng bất kỳ nào. Nhưng cũng có người lại phải trải qua những cơ đau dữ dội, mất đi khả năng thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Các cơn đau thường bắt đầu theo 1 trong 3 cách sau:

+ Đau đột ngột  chỉ sau một chấn thương hoặc tai nạn nghiêm trọng

+ Đan phần lưng sau một chấn thương không đáng kể

+ Đau với cường độ nhẹ, sau một thời gian sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

Thông thường, các cơn đau sẽ bắt đầu ở vùng thắt lưng và có thể lan xuống vùng mông và một hoặc khu vực cả hai chân. Cơn đau thường rát và có cảm giác như đang phải chịu một áp lực lớn. Ngoài ra còn có một số triệu chứng như: ngừa, tê bì ở chân và bàn chân. Đây là một vấn đề không đáng lưu ý trừ khi cơ bắp ở chân bị yếu đi và mất mất sức, hay bàn chân bị rủ. Các cơn đau, khó chịu dai dẳng và thỉnh thoảng sẽ trở nên dữ dội hơn. Các cơn đau sẽ kéo dài từ vài ngày tới một vài tháng.

Đau sẽ ở mức độ nặng hơn khi bạn ngồi vì tư thế này sẽ khiến cho đĩa đệm phải chịu đựng nhiều sức nặng và áp lực hơn. Với một số hoạt động như: gập người, xoay người sẽ làm cho cơn đau biến chứng tồi tệ hơn. Nằm sẽ là một biện pháp giúp làm dịu cơn đâu hiệu quả. Các hoạt động như đi lại, chạy trong thời gian dài cũng sẽ đem lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh.

Trong một số trường hợp khi con người đã qua độ tuổi 60 thì đĩa đệm đã bị khô tới mức gây ra cơn đau mức độ cao hơn cho người bệnh.

Điều trị thoái hoá đĩa đệm cột sống bằng phương pháp nắn chỉnh thần kinh cột sống

Nắm chỉnh thần kinh cột sống không làm đảo ngược được quá trình thoái hóa của đĩa đệm nhưng phương pháp điều trị này rất hiệu quả và nhanh chóng cho những cơn đau do chứng thoái hóa đĩa đệm cọt sống gây ra. Đây là một phương pháp phổ biến dùng để điều trị các chứng đau nhức xương khớp như: đau lưng, cổ.

Các bác sĩ sẽ nắn chỉnh thần kinh cột sống bằng cách dùng tay để tác động lên những vùng mất khả năng chuyển động hoặc chuyển động không thích hợp. Từ đó đưa các đốt sống bị lệch trở về vị trí cân bằng, trả lại khả năng chuyển động bình thường cho các đốt khớp.

Các bác sĩ nắn chính thần kinh cột sống cho biết: để duy trì và đảm bảo khả năng chuyển động của khớp là điều rất cần thiết đối với sức khỏe của đĩa đệm và khớp vì quá trình này sẽ giúp:

+ Tạo điều kiện cho quá trình trao đổi chất dinh dưỡng và chất nhầy trong quá trình loại bỏ chất thải diễn ra một cách đều đặn hơn.

+ Đem lại hiệu quả giảm đau; giảm co thắt của cơ bắp, giảm tình trạng mất cân bằng

+ Cải thiện các chức năng của hệ thần kinh cột sống và sức khỏe tổng thể

+ Ngăn chặn được nguy cơ và tốc độ thoái hóa của đĩa đệm và khớp.

+ Góp phần giúp giảm thiểu sự hình thành của mo sẹo. Đây là một trong những yếu tố dẫn tới chứng cứng cơ và thoái hóa đĩa đệm.