Trong nhiều trường hơp, bệnh nhân khi bị đau tại vùng thắt lưng và bị đau lan xuống chân thì vấn đề này sẽ được giải quyết khi được bác sĩ khám, chẩn đoán, xác định vị trí nơi bị tổn thương. Từ đó đưa ra quyết định điều trị trong khoảng thời gian 6 tuần.

Bệnh nhân nên thực hiện các cách dưới đây để giúp giảm được các triệu chứng đau lưng, đau chân hoặc khó chịu do thoái hóa đĩa đệm cột sống gây ra:

+ Liệu pháp vật lý trị liệu

+ Điều trị bằng cách nắn xương

+ Dùng các loại thuốc có tác dụng chống viêm thông dụng

+ Dùng thuốc uống chống viêm giảm đau loại steroid như: Prednisone; methprednisolone.

+ Thuốc có tác dụng gây tê ngoài màng cứng (gồm các loại hormone chữa viêm và chữa dị ứng.

+ Thực hiện vi phẫu thuật đối với bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống.

+ Phương pháp vi phẫu thuật, có sử dụng kính hiển vi để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống.

Thủ thuật vi phẫu cắt bỏ đĩa đệm có thể được thực hiện với bệnh nhân ngoại trú hoặc ở lại bệnh viện khoảng 1 ngày. Hầu hết các bệnh nhân có thể làm việc bình thường trở lại trong khoảng từ 1 – 3 tuần. Khi đó các triệu chứng như: tê liệt chân tay, yếu vận động sẽ được cải thiện tốt, bên cạnh đó là triệu chứng đau chân sẽ giảm ngay lập tức.

Một ca vi phẫu thuật của bác sĩ có kinh nghiệm có tỷ lệ thành công cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống vào khoảng 95%.  Thông thường sẽ có khoảng từ 5 – 8% bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm gây chèn ép rễ thần kinh và cần được cắt bỏ phần đĩa đệm chính sẽ không bị ảnh hưởng.

Điều trị thoái hóa đĩa đệm cột sống và vấn đề về phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm 1

Lúc nào nên phẫu thuật xương sống, cắt bỏ đĩa đệm?

Phương thức tiến hành của cuộc phẫu thuật này xét về cơ bản giống như phương pháp vi phẫu trong việc điều trị, giải phóng các rễ dây thần kinh để giúp người bệnh lành bệnh nhanh hơn.

Trong những trường hợp bệnh nhân cảm thấy đã giảm đau và các chức năng vẫn hoạt động bình thường thì nên hoãn việc phẫu thuật lại một thời gian ngắn để xem xét các triệu chứng đau và có thể thực hiện phương pháp điều trị bảo tồn (không thực hiện phẫu thuật, chỉ uống các loại thuốc như: steroid; thuốc chống viêm nhiễm không chứa steroid và vật lý trị liệu).

Phương pháp phẫu thuật xương sống tức thời chỉ nên thực hiện trong trường hợp không thể kiểm soát được việc đại tiểu tiện (biểu hiện của triệu chứng đuôi ngựa) hoặc thiếu hụt thần kinh tiến triển. Phương pháp phẫu thuật lưng cũng có thể được cân nhắc trong trường hợp bệnh nhân bị đau chân ở mức nghiêm trọng.

Phẫu thuật xương sống vi phẫu để cắt bỏ đĩa đệm thường được cân nhắc thực hiện đối với những bệnh nhân đã bị đau chân trong khoảng 6 tuần nhưng không có dấu hiệu giảm đau khi điều trị bằng phương pháp bảo tồn kể trên. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian từ 3 – 6 tháng nếu kết quả của cuộc phẫu thuật xương sống không tốt như mong đợi thì không nên kéo dài thời gian trì hoãn việc phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm nữa, nên cần thực hiện ngay lập tức.

Lưu ý sau khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm

Sau phẫu thuật, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân hạn chế việc cúi gập người, rướn lên hoặc vặn mình trong khoảng 6 tuần sau khi thực hiện phẫu thuật. Trong một số báo cáo y học thì việc vận động ngay lập tức sau phẫu thuật không làm tăng nguy cơ tái phát bệnh thoát vị đĩa đệm.

Tuy nhiên, bệnh nhân có thể tham gia một chương trình tập luyện giúp kéo căng, củng cố và các chương trình earobic nhằm ngăn chặn nguy cơ tái phát đau lưng hoặc thoát vị đĩa đệm.

Tỷ lệ, mức độ thành công của phẫu thuật xương sống cắt bỏ đĩa đệm

Phẫu thuật xương sống, cắt bỏ đĩa đệm có tỷ lệ thành công khoảng 90 – 95%. Còn lại 5 – 10% bệnh nhân có nguy cơ bị tái phát bệnh thoát vị đĩa đệm tại một số điểm trong tương lai.

Thoát vị đĩa đệm có thể tái phát trực tiếp sau khi phẫu thuật hoặc sau một thời gian vài năm sau đó. Tình trạng của mọi bệnh nhân trong 3 tháng đầu sau mổ là giống nhau. Nếu thoát vị đĩa đệm trở lại thì việc việc phẫu thuật để điều chỉnh lại chỉ có tác dụng trong lần phẫu thuật đầu tiên. Sau khi tái phát thì bệnh nhân sẽ gặp rủi ro tái phát đĩa đệm cao hơn lên tới 15 – 2% nguy cơ.

Đối với bệnh nhân bị tái phát bệnh thóai hóa đĩa đệm thì phương pháp phẫu thuật hàn xương sống (là thủ thuật cắt bỏ toàn bộ khoang đĩa đệm; ghép lại xương sống bằng cách nuôi cấp một mảnh xương vào phần đã bị cắt bỏ) thì có thể sử dụng nhằm ngăn chặn nguy cơ tái phát bệnh trở lại.

Các đĩa đệm bị thoát vị tái phát liên quan tới các hoạt động của bệnh nhân và cần được kiểm tra trên thực tế để có một số khoang đĩa đệm có nhiều mảnh đĩa đệm bị rời ra sau đó, tuy nhiên trong quá trình thực hiện phẫu thuật lại không thể nhìn thấy hết được.

Các rủi ro, biến chứng trong việc phẫu cắt bỏ đĩa đệm

Cùng như các loại hình phẫu thuật xương sống khác thì có một số rủi ro và biến chứng liên quan tới phương pháp phẫu thuật xương sống vi phẫu cắt bỏ đĩa đệm như:

+ Rách màng cững và gây rò rỉ dịch não tủy. Nguy cơ của hiện tượng này chỉ chiếm 1 – 2% trong số các ca phẫu thuật dạng này. Nó không làm thay đổi kết quả của phẫu thuật. Sau khi phẫu thuật thì bệnh nhân sẽ được yêu cầu nằm nghiêng trong khoảng 1 – 2 ngày để đảm bảo không còn bị rò rỉ dịch.

+ Gây nguy hại tới rễ thần kinh

+ Gây mất kiểm soát việc tiểu/ đại tiện

+ Gây tình trạng chảy máu, nhiễm trùng

Các biến chứng trên đối với các ca phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm là khá hiếm.