Vôi hóa cột sống là một loại bệnh phổ biến với những người từ 40 tuổi trở lên. Loại bệnh này chính là sự xuất hiện của gai xương và tác động lên các bộ phận xung quanh đó gây ra các cơn đau cho người bệnh.

Bệnh vôi hóa cột sống thường do các nguyên nhân chính như:

+ Tuổi tác: Khi tuổi càng cao thì quá trình lão hóa diễn ra nhanh chóng. Đây là nguyên nhân khiến cột sống bị tổn thương và bị suy yếu.

+ Bị viêm xương khớp cột sống mãn tính: Đây là tình trạng khi cột sống đã chịu tổn thương bởi các cơn đau trong thời gian dài và dẫn tới hình thành gai xương.

+ Dây chằng và thân đốt sống bị lắng tụ canxi. Đây là sự lắng tụ không mong muốn và gây ra các mỏm xương, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu.

+ Chấn thương: Đây là một điều rất khó tránh khỏi và đặc biệt là đối với những người phải làm các công việc vất vả thì sẽ thường hay gặp phải các tai nạn, rủi ro bất ngờ.

+ Yếu tố di truyền

Dấu hiệu nhận biết vôi hóa cột sống

  • Bệnh vôi hóa cột sống lưng

Các dấu hiệu của vôi hóa cột sống lưng và đau lưng mãn tính khá giống nhau nên người bệnh không thể dễ dàng vận động, đi lại hoặc mang vác bất cứ thứ gì.

Triệu chứng đau sẽ tăng lên khi cử động và giảm khi nghỉ ngơi. Vì vậy bạn cần hạn chế cử động tại các bộ phận này. Khi dây thần kinh bị chèn ép sẽ khiến bệnh nhân bị đau ở tay và chân, cơ bắp yếu. Ống tủy bị thu hẹp sẽ khiến bệnh nhân bị rối loạn tiểu/ đại tiện, bị mất cảm giác.

  • Bệnh vôi hóa cột sống cổ

Đây là một bệnh lý ở cột sống cổ. Ban đầu dấu hiệu chỉ là bị hư khớp tại các khu vực như: thân đốt, đĩa liên đốt, màng, dây chằng. Sau một thời gian sẽ xuất hiện hiện tượng bị vôi hóa đốt sống và gây đau ở vùng cổ.

Dấu hiệu điển hình của người bị vôi hóa cột sống cổ thường là bị đau cổ khi vận động. Các cơn đâu có thể bị lan từ phần gáy ra tai; đầu; vai và cánh tay khiến cho người bệnh bị hạn chế khi vận động. Đi kèm với đó là triệu chứng bị chóng mặt, khó chịu, hốc mắt bị tức…

Sự nguy hiểm của bệnh vôi hóa cột sống

Khi bệnh ở tình trạng nhẹ thì sẽ gây đau đớn và khó chịu tại các cùng cột sống có gai và sẽ khiến cho người bệnh có cảm giác mệt mỏi, bực dọc, không thể vui vẻ.

Còn đối với bệnh nhân bị nghiêm trọng hơn thì người bệnh sẽ bị đau ở tứ chi, mất cảm giác và không thể hoạt động được. Ống tủy bị chèn ép và bị thu hẹp dẫn tới rối loạn chức năng đại tiểu tiện. Và nguy hiểm hơn đó là bị liệt nửa người.

Chính bởi thế, mọi người nên có ý thức phòng ngừa bệnh vôi hóa cột sống ngay từ khi còn trẻ bằng các bài tập thể dục đều đặn mỗi ngày cùng với đó là chế độ ăn uống cũng như nghỉ ngơi hợp lý. Hạn chế việc mang vác các loại vật nặng quá sức. Khi ngồi làm việc nên sử các tư thế đi, đứng, ngủ gây hại cho sức khỏe của cột sống.

Khi bạn cảm thấy mình có những dâu hiệu như: tê bì chân tay, đau vùng thắt lưng, đau cột sống cổ thì nên tới ngay các cơ sở y tế để khám bệnh và phát hiện sớm. Từ đó áp dụng các biện pháp chữa trị kịp thời.

Nguyên nhân, phương pháp điều trị điển cần lưu ý với bệnh vôi hóa cột sống 1

Triệu chứng điển hình của bệnh

+ Đau tại chỗ bị gai hoặc các vùng lân cận có liên quan

+ Khi bệnh nặng sẽ đau ở lưng và dọc xuống tới hai chân

+ Đau sẽ tăng khi vận động và bị hạn chế trong cử động. Triệu chứng này sẽ giảm khi bệnh nhân nằm nghỉ ngơi.

+ Bị gẫy  gai và mảnh gẫy chạy vào khớp xương sẽ gây khó khăn khi co ruỗi khớp hoặc gai đè vào rễ dây thần kinh gây mất cảm giác ở chân.

Phương pháp điều trị bệnh 

+ Sử dụng thuốc: Khi bị sưng, viêm thì bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, thực hiện chườm đá, dùng thuốc giảm đau như: paracetamol; celecoxib; meloxicam

+ Sử dụng các loại thuốc có tác dụng giãn cơ

+ Bổ sung thêm các loại Vitamin như: B1, B6, B12

+ Thực hiện phẫu thuật cắt bỏ gai: Chỉ thực hiện khi bệnh nhân bị hạn chế nhiều trong sinh hoạt và do gai đã chèn ép và hệ thần kinh khiến bị tê bì chân tay, đau nhức tứ chi. Bệnh có thể khỏi sau phẫu thuật nhưng gai sẽ vẫn có thể mọc lại.

+ Vật lý trị liệu: Các bác sĩ hướng dẫn luyện tập xương khớp và thực hành các bài tập yoga, kết hợp với châm cứu, xoa bóp thường xuyên để hạn chế tình trạng sưng, viêm.

Một số điều bệnh nhân cần lưu ý

+ Thực hiện giảm cân với những bệnh nhân có trọng lượng cơ thể lớn. Giúp giảm sức nặng lên hệ xương khớp

+ Có chế độ nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý

+ Tránh làm việc nặng
+ Có tư thế ngủ, làm việc đúng

+ Tập các môn thể thao nhẹ nhàng: đi bộ, bơi, đạp xe đạp

Từ những thông tin trên có thể thấy, bệnh vôi hóa cột sống không gây nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh nhưng có thể khiến bệnh nhân khó chịu vì bị hạn chế trong sinh hoạt hàng ngày. Bởi thế, bạn nên tích cực phòng ngừa bệnh này khi còn trẻ để tránh những hậu quả đáng tiếc sau này.