Thịt đỏ, rau ngót, giá đỗ là những món ăn hàng ngày mang lại nhiều chất đạm cũng như các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể con người. Đôi khi chúng ta vô tình cứ ăn như bình thường mà không để ý nó liệu chỉ có tốt cho sức khỏe của chúng ta hay còn những tác động nào khác. Vậy ăn những loại thực phẩm trên có ảnh hưởng gì đến bệnh gút hay không ? Chúng ta sẽ có câu trả lời qua bài viết dưới đây.

1. Người bị bệnh gút có được ăn thịt đỏ hay không?

Thịt đỏ có thể hiểu nôm na theo đúng với tên gọi của nó là thịt có màu đỏ. Ví dụ như thịt trâu, bò, lợn, ngựa…là những loại thịt phổ biến vẫn được nhiều người ăn hàng ngày. Trong các loại thịt này có chứa nhiều vitamin B6, E, B12 và chất đạm ( protid ) rất tốt cho cơ thể.

Khi con người ăn những loại thịt này thì dưới sự xúc tác của các enzyme như hypoxanthinoxydase, xanthinoxydase, nuclease, thì protid sẽ bị chuyển hóa thành acid amin, rồi thành nhân purin, xathin và cuối cùng là acid uric. Và chính lượng acid uric dư thừa khó bị đào thải này là nguyên nhân dẫn đến bệnh gút. Tuy nhiên người bị bệnh gút không nhất thiết phải kiêng hoàn toàn loại thực phẩm này, bạn có thể ăn thịt gà hay cá vì chúng có lượng chất đạm ít hơn, hoặc ăn ít thịt đỏ đi cũng được. Ngoài ra người bệnh cần tập thể thao nhiều và uống nhiều nước lên.

2. Người bị bệnh gút có được ăn rau ngót hay không?

Rau ngót có chứa chất papaverin có tác dụng sát khuẩn, hạ huyết áp, kháng viêm rất tốt để đẩy lui các triệu chứng của bệnh gút. Ngoài ra nó còn chứa nhiều các chất như kali, vitamin, canxi, magie…

Rau ngót còn có tính mát lạnh ( theo Đông y ) nhưng khi nấu chín thì tính lạnh sẽ mất đi và có vị ngọt có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cầm máu, lợi tiểu, nhuận tràng.

Đối với người bị bệnh gút nên ăn rau ngót còn đối với phụ nữ đang mang thai dù có bị gút hay không thì cũng không nên ăn vì rất dễ dẫn đến xảy thai do đẻ non hay tử cung bị co thắt…Khi bạn mới nạo phá thai hoặc đã sinh xong rồi thì có thể ăn rau ngót thoải mái.

Khi đi chợ bạn không nên mua lá rau ngót xoăn bất thường hoặc mềm và dày vì nó có thể còn chứa nhiều thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật khiến người bệnh ăn vào có thể bị ngộ độc. Bạn nên chọn lá non màu xanh lá mạ đều, cứng

Rau ngót rất dễ nấu, người bị gút có thể say ra để uống nước hoặc nấu canh cũng được.

3. Người bị bệnh gút có được ăn giá đỗ hay không?

Giá đỗ là món ăn quen thuộc với nhiều người Việt Nam, có thể chế biến giá đỗ thành các món ăn khác nhau như giá xào thịt bò, canh giá đỗ nấu đậu phụ….Trong giá đỗ có chứa một ít calo, vitamin E và C dùng để chữa các bệnh đái tháo đường, mất tiếng, huyết áp cao, thoái hóa khớp, béo phì, cholesterol máu. Với nhiều ưu điểm tuyệt vời như vậy nhưng người bệnh không nên ăn giá đỗ vì nó có chứa phần lớn nhân purin làm tăng acid uric có trong máu làm cho bệnh gút trở nên nặng hơn. Ngoài giá đỗ thì bạn cũng không nên ăn các loại thực phẩm khác như măng tây, măng tre, dọc mùng cũng không tốt đối với bệnh gút.

Bị bệnh gút có nên ăn thịt đỏ, rau ngót, giá đỗ, canh chua bạc hà và bưởi hay không? 1

4. Người bị bệnh gút có được ăn canh chua bạc hà hay không?

Canh chua bạc hà từ lâu được biết đến là món ăn dành cho người bị biếng ăn, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều, gần như ngày nào cũng ăn thì rất dễ mắc bệnh gút.

Một thống kê được thực hiện đối với hàng trăm người tại miền nam nước ta đã cho kết quả nhưng người ăn món canh chua mà được nấu với món khác nhưcanh chua lá vang, canh chua măng…thì tỷ lệ tăng acid uric thấp, còn với nhóm những người ăn canh chua bạc hà thì có tỷ lệ bị bệnh gút tăng cao.

Không những vậy khi tiến hành làm xét nghiệm máu thì càng thấy: Những người ăn canh chua bạc hà thì có tỷ lệ 70% bị sạn khớp. Nếu như người bệnh uống thêm cả bia nữa thì tình hình lại càng tồi tệ hơn.

Những người ăn canh chua vài lần trong tuần và sử dụng thuốc Allopurinol lại cho kết quả giảm lượng acid uric ngang với nhóm không ăn canh chua và sử dụng thuộc Allopurinol. Điều đáng nói là các nhóm thử nghiệm đều được điều trị bằng thuốc Allopurinol với liều lượng như nhau.

Những người này ngưng uống bia, cũng như không ăn món canh chua bạc hà và dùng thuốc thì lượng acid uric sẽ trở lại bình thường.

Không những vậy sau khi tỷ lệ acid uric đã ổn định thì tỷ lệ 25% những người ăn canh chua bạc hà vài lần một tuần mới bị tái phát so với những người ăn thường xuyên.

Nói tóm lại, người bệnh không nên ăn món canh chua bạc hà thì sẽ giảm tỷ lệ mắc bệnh gút. Bạn có thể giảm tần suất ăn món này, ví dụ chỉ 1 lần 1 tuần hoặc ăn các món canh chua khác thay thế cho đỡ thèm.

5. Người bị bệnh gút có ăn bưởi được không?

Trong bưởi có chứa nhiều vitamin C sẽ đẩy lui tình trạng viêm khớp ở người bị bệnh gút. Ngoài ra nó còn chứa kali, đây là loại chất giúp người bệnh thải tinh thể muối urate qua nước tiểu nên nó được coi là loại hoa quả hỗ trợ điều trị bệnh gút rất tốt.