Khi đến tuổi già tức là bạn đã trải qua 1 thời gian dài các cơ xương khớp vận động quá nhiều, dẫn đến bạn có khả năng mắc phải rất nhiều bệnh xương khớp do các sụn khớp bị lão hóa hay xương bị chấn thương. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp lại các bệnh xương khớp mà người già hay gặp để bạn có cái nhìn tổng quan hơn.

1. Bệnh gút:

Đây là bệnh xương khớp thường gặp ở nam giới trên 40 tuổi. Đặc điểm chính của bệnh là tăng acid uric có trong máu, nguyên nhân có thể do người bệnh uống quá nhiều rượu, bia, ăn quá nhiều chất đạm…Người bệnh sẽ có các biểu hiện như: sưng tấy, đau nhức, nóng và khó vận động Trong các cơn gút cấp tính người bệnh còn bị đau dữ dội có cảm giác bỏng rát, ngón chân cái bị sưng to, da trên chỗ khớp bị đỏ tím hoặc hồng do các tổn thương gây ra, người bệnh sốt cao. Nếu như không được chữa trị kịp thời thì sẽ tổn thương đến nhiều vị trí khác quanh khớp như mô, gân.

2. Bệnh viêm đa khớp dạng thấp

Bệnh xương khớp này thường gặp ở nữ giới từ 30 tuổi trở lên, nó là bệnh viêm mạn tính tổ chức liên kết màng hoạt dịch, hay còn gọi là bệnh tự miễn dịch ( cơ thể tự sản sinh ra những chất chống lại khớp và làm người bệnh đau đớn). Nó thường có các biểu hiện là các khớp nhỏ ở 2 bên cổ tay, bàn tay, 2 bên bàn chân, cổ chân, đầu gối sẽ bị sưng tấy đỏ kèm theo tình trạng viêm khớp. Về sau người bệnh sẽ cảm thấy rất khó vận động và đau các khớp háng, vai, cột sống cổ sau khi ngủ dậy vào buổi sáng, phải mất nửa tiếng sau thì người bệnh mới có thể vận động lại như cũ được. bệnh sẽ phát triển từ teo cơ đến cứng khớp, về lâu dài thì các ngón tay ngón chân cũng bị teo, cổ tay sưng, bàn tay vẹo, lâu dần dẫn đến tàn phế. Bệnh này thường rất khó chữa, có thể mất vài tháng để điều trị cũng có thể sẽ phải mất cả đời để chữa trị mà cũng chưa có kết quả khả quan.

Điểm danh thông tin về các bệnh xương khớp hay gặp ở người già 1

3. Bệnh thoái hóa khớp:

Nhắc đến bệnh xương khớp hay gặp ở người già thì căn bệnh này không còn quá xa lạ với mọi người. Trải qua quá trình dài học tập, làm việc, các sụn khớp bị lão hóa, mỏng dần đi và hé lộ ra xương dưới sụn, mất tính đàn hồi nên gây đau. Nhiều người vẫn thắc mắc là vào mùa đông hay khi trời trở lạnh thì người già hay bị đau xương khớp nhiều hơn. Đó chính là do các dịch khớp bị đông quánh lại kèm theo đó các gân cơ bị co rút lại khiến các khớp bị cứng dẫn đến người già khó vận động. Không những vậy vào trời lạnh, người già thường thích nằm hoặc ngồi 1 chỗ nhiều hơn, không đi lại hay vận động nhiều khiến cho bệnh càng trở nên nặng hơn. Vì vậy khi người già mắc bệnh thoái hóa khớp cần phải dùng túi chườm nóng, ngâm bàn tay vào nước muối hay dùng lò sưởi khi thời tiết vào đông. Giữ ấm cơ thể bằng cách quàng khăn ấm, đội mũ, đeo khẩu trang, đeo găng tay để giữ ấm toàn thân khi đi ra đường. Ngoài ra người già còn phải sinh hoạt điều độ, ăn uống hợp lý cũng như tuân thủ tuyệt đối chế độ uống thuốc của mình. Nếu như bệnh đã vào giai đoạn mãn tính thì nên kiên trì uống thuốc trong thời gian dài.

4. Đau vai gáy, thắt lưng

Đau thắt lưng có thể là triệu chứng của một trong các bệnh xương khớp như: viêm cột sống thắt lưng do vi trùng, thoát vị đĩa đệm thắt lưng, gãy xương sống thắt lưng, thoái hóa cột sống thắt lưng do tuổi già, ung thư di căn cột sống thắt lưng, lao cột sống thắt lưng, vẹo cột sống, viêm dính cột sống…Nguyên nhân có thể người bệnh chơi những môn thể thao phải vận động mạnh thường xuyên hoặc lao động nặng, làm việc sai tư thế, dẫn đến các cơ chống đỡ cũng phải hoạt động khá nhiều. Triệu chứng này người già có thể phòng ngừa bằng cách thay đổi tư thế nếu như phải ngồi làm việc quá lâu, không nên ngồi máy tính hay ngồi làm việc trong thời gian dài, không nên đi khom lưng để tránh bị gù, hay đứng quá lâu cũng không tốt…

Còn đau vai gáy là bệnh có liên quan đến mạch máu vùng gáy và vai và hệ thống cơ xương khớp do sự kéo giãn quá mức của dây thần kinh làm rối loạn chức năng của dây thần kinh mà không do tổn thương đốt sống cổ, xương, đĩa đệm hay khớp, do người bệnh bị rối loạn tuần hoàn dẫn đến thiếu máu ở vùng cột sống cổ hay người bệnh bị chấn thương vùng vai gáy dẫn đến co cứng các cơ xương khớp.

5. Bệnh thấp khớp cấp

Đây là bệnh có tình trạng viêm khớp đột ngột nhưng ít khi gặp ở các khớp bàn chân, khớp nhỏ bàn tay hay viêm một khớp bất kỳ nào đó mà chủ yếu hay gặp ở các khớp khuỷu tay, khớp gối, cổ tay, cổ chân. Nó xuất hiện khi người bệnh bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, đặc biệt là do nhiễm liên cầu khuẩn beta nhóm A dẫn đến viêm họng. Các khớp bị viêm thường không đối xứng nhau và lan từ bên này qua bên kia, nó có thể có dịch, bị sưng, đau, nóng đỏ nhưng không bị hóa mủ. Lúc này người bệnh sẽ có các triệu chứng của bệnh thấp khớp cấp kèm với viêm họng và sốt cao. Người bệnh có thể dùng thuốc chống viêm nhưng kể cả không dùng cũng có thể tự khỏi nhưng sẽ lâu hơn