Như ở bài viết lần trước chúng tôi đã giới thiệu đến bạn giải phẫu bệnh lao khớp háng ở trẻ em cũng như các triệu chứng của bệnh, thì ở bài viết này chúng tôi sẽ nói đến cách chẩn đoán để các bậc cha mẹ có thể hiểu rõ hơn.

Chẩn đoán phân biệt:

Cần phân biệt với các bệnh về khớp háng khác như sau:

-Bệnh thấp khớp cấp:

Những biểu hiện thông thường sẽ chỉ một khớp. Người bệnh sẽ khó vận động vì đau, các khớp thường nỏng đỏ vì sưng tấy, trong khớp gối có thể có dịch. Các biểu hiện ở khớp ( viêm khớp cấp có di chuyển ) nhạy cảm với cac thuốc chống viêm và steroid, không để lại di chứng, thường khớp sẽ xảy ra ở khuỷu tay, khớp cổ chân, vai, khớp gối. Bệnh này là do nhiễm liên cầu khuẩn (streptococcus) có biểu hiện sốt nhiễm khuẩn, các biểu hiện ở tim ( viêm cơ tim, viêm màng trong tim, viêm toàn bộ tim, viêm ngoài màng tim…) tình trạng viêm có thể kéo dài trong 1 tuần, khi khớp cũ khỏi hẳn thì viêm sẽ chuyển sang các khớp mới

-Sai khớp háng bẩm sinh:

Bệnh này là bệnh đã có sẵn từ khi trẻ mới sinh ra. Cha mẹ thường rất khó phát hiện ra triệu chứng lâm sàng của bệnh vì trẻ còn quá nhỏ, trẻ cũng không có biểu hiện bất bình thường hay kêu đau nên càng khó phát hiện. Cùng lắm chỉ có thể phát hiện thấy chân bên phía sai khớp háng có tư thế không đúng so với chân còn lại. Hoặc chỉ có thể phát hiện khi đã đưa trẻ đến bệnh viện chụp X quang. Nếu như cha mẹ hay ai đó vô tình chạm vào chân phía bên kia sai khớp háng thì trẻ có thể sẽ khóc ré lên…

Hướng dẫn chẩn đoán bệnh lao khớp háng ở trẻ em 1

-Viêm khớp háng do vi khuẩn ngoài lao

+Giai đoạn đầu của thể viêm khớp bán cấp hoặc viêm khớp khi mà tổn thương chỉ xảy ra ở mỗi khớp háng thì rất khó chẩn đoán phân biệt. Chụp X quang sẽ thấy có các biểu hiện như: hình xương mất vôi, hình hẹp khe khớp. Trường hợp này thì phải dựa trên các biểu hiện lâm sàng và chọc ổ khớp để làm xét nghiệm vi khuẩn

+Trẻ sẽ có biểu hiện nhiễm khuẩn như: tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính, sốt cao, cơ thể bị suy nhược, bạch cầu tăng, đái ít. Các vi khuẩn sẽ thường xâm nhập qua đường vết thương hoặc mụn nhọt ở ngoài da.

-Bệnh tiêu đầu xương của thiếu niên hay đùi cong vào ( Coxa vara )

Bệnh còn có các tên gọi khác là coxa – flexa, coxa – adducta, coxa – retrorsa, bệnh này hay gặp ở trẻ em nam từ 12-17 tuổi. Trẻ càng ngày sẽ càng đi khập khiễng, cảm giác đau nhiều vùng háng, đùi khó dạng và khép. Nguyên nhân là do bị loạn dưỡng phần sụn nối giữa cổ xương đùi và chỏm xương đùi, góc ở đầu xương đùi giống góc nhọn. Nó có thể xảy ra sau khi người bệnh bị va chạm chấn thương mạnh nào đó dẫn đến chỏm xương bong tách khỏi phần cổ ( hành xương ), làm cho họ cảm thấy khó khăn trong việc vận động. Về lâu dài có thể để lại biến chứng viêm thứ phát. Hành xương ( phần cổ ) mờ, nham nhở, sụn nối giữa cổ và chỏm xương đùi giãn rộng, chỏm dẹt và tách ra khỏi vị trí bình thường. Người bệnh khi thấy có những triệu chứng lâm sàng thì phải đến bệnh viện để chụp X quang khớp háng, khám chữa cẩn thận…chụp X quang sẽ thấy các hình ảnh phần cổ xương sẽ được tách bỏ khỏi chỏm xương, phần cổ xương sẽ to ra và bị thu hẹp lại.

-Bệnh viêm đầu xương đùi

+Các triệu chứng lâm sàng thường thấy của bệnh là: khó vận động vùng đùi, khó dạng đùi, đau vùng khớp háng, te cơ, chân đi khập khiễng. Những biểu hiện này rất giống với lao khớp háng. Không có triệu chứng cận lâm sàng và lâm sàng của bệnh lao.

+Tuy nhiên có thể phân biệt được bằng cách chụp X quang: thời gian đầu khi tổn thương chỉ xuất hiện ở màng hoạt dịch thì thấy phần mềm quanh khớp hơi tăng cản quang do phù nề, đầu xương mất vôi nhẹ. Về sau chụp X quang sẽ thấy hình ảnh khe khớp hẹp, diện khớp không đều, nham nhở, các tổn thương lan sang đầu xương và cả sụn khớp. Khi bệnh đã quá nặng do nhiều tháng không được điều trị thì khớp có thể bị di lệch một phần hoặc toàn bộ. Diện khớp nham nhở, khe khớp bị hẹp nhiều, đầu xương xen kẽ với các tổn thương bị hủy hoại và tái tạo, khe khớp có nhiều chỗ dính.

Chẩn đoán dựa vào các xét nghiệm:

-Hình ảnh chụp X quang khớp háng

-Các xét nghiệm cận lâm sàng: tốc độ lắng máu, kiểm tra tuberculin ( kiểm tra thấy âm tính chuyển sang dương tính ), xét nghiệm tìm trực khuẩn lao,  ELISA, PCR.

-Sinh thiết chẩn đoán mô bệnh học

-Các triệu chứng tại chỗ tại khớp háng: Tư thế đi lại của trẻ, chú ý các dấu hiệu đau, nằm.

-Các triệu chứng toàn thân của bệnh lao như: Người luôn mệt mỏi, sốt nhiều, hay ốm vặt, người gầy sút, chán ăn, sụt cân. Những triệu chứng này ở người lớn không rõ ràng như ở trẻ em.

Về cách thức điều trị thì người bệnh có thể phẫu thuật cắt bỏ màng hoạt dịch viêm lao, cắt bỏ bao khớp, đục nạo sạch ổ lao…kết hợp với thuốc đặc trị lao.