Mỗi khi thời tiết thay đổi đột ngột sẽ khiến các khớp của bạn bị sưng; đau; cứng; nóng. Đây chính là triệu chứng cơ bản của bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Bệnh này thường xuất hiện ở những người bị viêm họng cấp/ mãn tính do chủng vi khuẩn liên cầu tan huyết thuộc nhóm  A gây nên.

Triệu chứng điển hình của viêm đa khớp dạng thấp

+ Cứng khớp khi buổi sáng thức dậy và không thể vận động được ngay mà phải nhờ tới xoay khớp, xoa bóp khớp trong khoảng 10 -15 phút mới có thể xuống được giường.

+ Đau các khớp nhỏ như: ngón tay; cổ bàn tay; bàn chân; cổ chân.

+ Các khớp bị viêm đau có thể sưng nhưng không bị đỏ lên và có hiện tượng đau đối xứng cả hai bên.

+ Sau một thời gian bị đau khớp thì bàn tay/ chân của bạn bị biến dạng nghĩa là bệnh đã tiến tới giai đoạn nặng. Từ đó dẫn tới tình trạng bị dính/ biến dạng khớp, cao hơn nữa có thể gây tàn phế.

+ Bệnh nhân bị đau viêm khớp bị gầy sút; mệt mỏi; kém ăn; da và niêm mạc bị xanh

+ Xuất hiện các loại hạt dưới da trên xương tru (nơi gần khớp của khuỷu tay); trên xương chày (gần khớp gối); khớp cổ tay. Các hạt này có đường kính từ 5 – 15 mm nổi lên trên mặt da, chúng thường rất chắc, không gây cảm giác đau và không di động.

+ Gan bàn chân/ lòng bàn tay bị ban đỏ do viêm mao mạch

+ Teo có tại vùng quanh khớp bị tổn thương do bị giảm vận động

+ Viêm gân và khu vực bao gân quanh khớp

+ Dây chằng của khớp bị viêm co kép hoặc giãn gây lỏng lẻo khớp

+ Bao khớp nguy cơ bị phình to

Bên cạnh đó còn có một số biểu hiện trong nội tạng thường gặp như: tràn dịch màng tim/ phổi; xương mất chất và vôi gãy tự nhiên; rối loạn thần kinh thực vật…

Tìm hiểu chứng bệnh viêm đa khớp dạng thấp có nguy hiểm cách chữa 1

Nguyên nhân gây bệnh viêm đa khớp dạng thấp

+ Do một số tác nhân gây bệnh: virus; các loại vi khuẩn; dị nguyên. Yếu tố này chưa được xác định chắc chắn.

+ Yếu tố về cơ địa: Viêm đa khớp liên quan tới giói tính, theo thống kê có tới 70 -80% bệnh nhân là nữa và gặp ở bệnh nhân trên 30 tuổi.

+ Do di truyền: Viêm đa khớp có tính di truyền trong gia đình, bệnh có liên quan tới tổ chức HLA DR4.

+ Yêu tố khác: do môi trường sống ẩm thấp; cơ thể bị suy yếu và mệt mỏi; nhiễm lạnh; do phẫu thuật.

Cách phòng ngừa, điều trị viêm đa khớp

Khi viêm đa khớp dạng thấp tiến triển thành mạn tính thì khó có thể chữa khỏi. Đây là một loại bệnh dạng tự miễn, nghĩa là cơ thể sẽ tự sinh ra những chất có khả năng chống lại chính khớp và dây đau.

Vì là loại bệnh tự miễn nên việc điều trị dứt điểm thường rất khó khăn. Thời gian điều trị thường kéo dài từ 1 – 2 tháng đến khoảng vài năm, có trường hợp điều trị suốt đời. Vấn đề quan trọng chính là làm giảm các đợt bệnh cùng với đó là kiên trì tuân thủ phác đồ điều trị.

Điều trị bằng phương pháp vật lý và phục hồi chức năng

+ Điều trị chống viêm giảm đau

  • Nhiệt trị liệu: Dùng nhiệt nóng với tác dụng tăng tuần hoàn và dinh dưỡng tại chỗ giúp giảm đau và chống viêm. Hỗ trợ tăng tính tuần hoàn giúp phân tán các chất trung gian gây viêm; tăng nuôi dưỡng và phục hồi nhanh tổn thương. Các phương pháp dùng nhiệt nóng bao gồm: Tắm ngâm; đắp nóng tại khớp; sóng ngắn hồng ngoại; tử ngoại; khí hậu trị liệu…
  • Siêu âm: Điều trị ngay tại chỗ và có tác dụng giảm đau, chống thoái hóa do tác dụng cơ – nhiệt – hóa học. Có thể dùng siêu âm để dẫn thuốc như: thuốc mỡ chống viêm; chế phẩm Omega 3…

Hồng ngoại.

+ Điện trị liệu

  • Dùng Galvanic đơn thuần hoặc điện di thuốc salicylat/ hydrocortison trực tiếp vào khớp để chống viêm.
  • Điện xung: dùng dòng điện hình sin / dòng TENS / dòng giao thoa.
  • Từ trường: Với tác dụng giảm đau và chống thưa xương.

+ Xoa bóp: Với tác dụng giúp giảm đau, giảm co cơ. Phương pháp này được sử dụng trong một số trường hợp thoái hóa khớp và viêm dính khớp. Nên dùng tay xoa bóp với các động tác như xoa, vuốt và day.

Vận động phục hồi chức năng của khớp

+ Trong giai đoạn viêm cấp: khớp bị sưng và đau nặng nên cần bất động khớp để hạn chế tình trạng viêm phát triển. Tuy nhiên, việc nằm nghỉ lâu dài trên giường sẽ tạo ra các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới các chức năng và có thể gây các tật thứ phát. Vì thế cần phải cân nhắc nghỉ ngơi sao cho hợp lý nhất.

+ Khi viêm cấp lui giảm nên giữ tư thế đúng trong mọi hoạt động sinh hoạt hàng ngày như: đi, đứng, ngồi, nằm.

+ Tập vận động: Nên tập vận động sớm với các loại vận động thụ động/ chủ động/ có thêm dụng cụ.

+ Bất động khớp: Khi khớp bị co rút nhiều và kéo dài thì phương pháp tập vận động là chưa đủ, có khi không đạt được hiệu quả cần thiết do cấu trúc của các thành phần khớp đã bị tổn thương rút ngắn lại. Khi đó, nên sùng một nép dạng máng bột để bất động khớp và vẫn đảm bảo khớp co duỗi tối đa.

Trong thời gian đó, người bệnh vẫn tập luyện đi lại. Một tuần sau nên thay máng bột có độ co duỗi được nhiều hơn. Lặp lại thay đổi máng bột nhiều lần cho tới khi khớp lấy lại được độ co duỗi gần như bình thường để có thể đáp ứng được chức năng của chúng.

Ngoài những phương pháp trên thì có thể áp dụng các cách điều trị ngoại khoa như: bóc bỏ màng hoạt dịch; phẫu thuật chỉnh hình khi có biến dạng gây đứt dây chằng; trật khớp.

Viêm đa khớp dạng thấp là một loại bệnh cần điều trị trong thời gian dài và kiên trì, bởi vậy người bệnh cần phải rất kiên nhẫn và tuyệt đối tuân thủ theo đúng các hướng dẫn của bác sĩ điều trị.