Nhiều người thường hỏi về cách điều trị bệnh gai cột sống như thế nào để hết đau. Đặc biệt là khi bị đau ở khu vực vùng lưng và cổ. Gai cột sống thực tế là một triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống thường gặp. Gai cột sống thuộc dạng thông thường sẽ không khiến người bệnh bị đau lưng, đau cổ.

Khái niệm về gai cột sống

Gai cột sống là hiện tượng của sự phát triển thêm của xương trên thân đốt, đĩa sụn hoặc dây chằng ở phần xung quanh của khớp. Khi tiến hành chụp X- quang cột sống, ta có thể nhìn thấy được các mỏn xương trồi lên khoảng vài mm bên trên các đốt sống hoặc quanh đĩa đệm. Gai cột sống thường mắc ở khu vực vùng cổ hoặc thắt lưng – những nơi vận động nhiều nhất.

Tìm hiểu về gai cột sống – biểu hiện của thoái hóa cột sống 1

Nguyên nhân gây ra bệnh gai cột sống

Nguyên nhân chính gây bệnh gai cột sống đó chính là do quá trình thoái hóa cột sống, từ đó dẫn tới suy giảm sụn khớp và làm biến đổi thành phần cấu tạo của xương, giúp tăng khả năng vôi hóa của cột sống.

Cấu trúc của cột sống chính là một hệ thống các đốt xương được xếp lên nhau, các cử động của cột sống được linh hoạt hơn là nhờ các đĩa đệm tại vị trí giữa các đốt xương. Bên trong của đĩa đệm là nhân nhầy được bao bọc bởi các bao xơ rất dày và chắc.

Thoái hóa cột sống là những tác động lên đĩa đệm và tạo ra các thoát vị phình lồi hay xẹp. Các mỏn xương giống hình cái gai bị trồi ra quanh vùng đĩa đệm bị thoát vị. Cùng với đó, các dây chằng tại giữa các đốt sống cũng bị chùng giãn và phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với sự chùng giãn sẽ làm cho dây chằng bị dầy lên để có thể đỡ được cột sống. Quá trình thoái hóa lâu ngày sẽ khiến cho sụn bị mất nước và bị canxi hóa. Khi canxi tụ ở đây sẽ khiến cho dây chằng tạo ra các gai hay chồi xương.Vôi hóa cột sống là một tên của hiện tượng gai cột sống.

Ngoài ra, gai cột sống còn là kết quả của phản ứng tự nhiên của xương giúp tự điều chỉnh trong quá trình tu bổ sau khi bị chấn thương hoặc sức ép, hoặc cũng có thể do viêm khớp.

Hiện tượng gai cột sống rất khó tránh khỏi khi tuổi tác của người bệnh ngày càng cao dần lên. Chúng ta có thể ngăn ngừa sự thoái hóa bằng việc tập thể dục thường xuyên, chăm chỉ vận động nhẹ nhàng giúp cho các cơ và đốt sống được linh hoạt hơn. Ngoài ra, những người bị thoái hóa cột sống hoặc thoát vị đã đệm có thể tập vật lý trị liệu và áp dụng biện pháp kéo giãn giảm áp lực lên cột sống và giúp phục hồi, nuôi dưỡng, phát triển phần cơ nang đỡ cho cột sống. Một chế độ ăn uống với đầy đủ canxi, vitamin B cũng sẽ giúp nuôi dưỡng bộ xương khỏe mạnh hơn.