Hiện nay không chỉ trên thế giới mà ở việt nam số người mắc các bệnh về xương khớp ngày một tăng cao và có xu hướng trẻ hóa. Nếu như những bệnh xương khớp được nhiều người quan niệm là hay xảy ra với những người già trên 50 tuổi thì nay nó cũng có thể xảy ra ở những người 25- 35 tuổi, thậm chí là những đứa trẻ từ 5-15 tuổi. Nhưng nhiều ông bố bà mẹ có thể do bận rộn với công việc, cũng có thể giữ quan niệm các bệnh xương khớp là dành cho người già nên chủ quan với con của mình, dẫn đến trẻ nhà mình mắc bệnh mà mình không hay biết. Bài viết dưới đây sẽ đề cập qua về 1 số bệnh xương khớp mà trẻ em hay mắc phải hiện nay.

1. Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi

Bệnh xương khớp này không chỉ xảy ra ở trẻ em mà xảy ra trên mọi lứa tuổi. Các yếu tố thuận lợi để phát triển bệnh là hút thuốc lá, dùng steroid dài ngày, mắc bệnh thận mãn tính, nghiện rượu, mắc bệnh gan…Trong các bệnh lý khớp háng thì đây là nguyên nhân hay gặp ở trẻ em khá nhiều. Cụ thể là tắc nghẽn mạch do trật khớp háng, gãy cổ xương đùi di lệch, nhiễm độc, trật khớp háng, tăng áp lực trong xương,

Nếu như trẻ bị bệnh nhẹ thì bác sĩ sẽ cho tiến hành khoan giảm áp, dùng thuốc, đục xương sửa trục, kích thích điện hay ghép xương….Nếu như trẻ không có dấu hiệu giảm bệnh thì bác sĩ sẽ thay khớp háng nhân tạo để người bệnh giảm đau hoàn toàn để có thể đi lại và vận động tốt.

2. Đau các cơ xương

Đây là bệnh xương khớp hay gặp ở trẻ từ 6-12 tuổi, ở độ tuổi này trẻ rất nghịch ngợm, chạy nhảy nô đùa nên khó tránh khỏi các va chạm dẫn đến tỏn thương xương khớp, trong khi đó các cơ xương khớp chưa thể phát triển kịp bằng các cơ bắp. Hậu quả là sau 1 ngày nô đùa thì trẻ sẽ cảm thấy đau các cơ bắp, thậm chí là khó vận động, ảnh hưởng đến sinh hoạt cá nhân hàng ngày.

Ngoài ra trẻ hiếu động, vận động quá mức cũng có thể dẫn đến bệnh Osgood-Schlatter làm cho vùng lồi ở phía dưới xương bánh chè, trên xương chày bị sưng đau, gần chỗ dây chằng. Mỗi khi trẻ vận động thì các cơ dưới gối sẽ bị sưng đau liên tục. Tuy nhiên các ông bố bà mẹ không nên lo lắng quá vì bệnh này sẽ không kéo dài lâu, khi nào trẻ đến độ tuổi trưởng thành, các cơ xương khớp ngừng phát triển thêm thì các cơn đau cũng sẽ chấm dứt.

Khi bị đau xương khớp mà đau ít thi trẻ không nên vận động quá nhiều, chờ cho đến khi khỏi hẳn thì hãy chạy nhảy thoải mái.

Tổng hợp các bệnh xương khớp thường hay gặp ở trẻ em và thông tin bổ ích 1

3. Biến dạng cột sống ( học đường )

Hiện nay trẻ em ở nước ta thường xuyên ngồi học sai tư thế, đeo ba lô quá nặng khi đi học, lại phải đeo nhiều lần từ nhà đến trường rồi từ nhà đến các lớp học thêm….dẫn đến nguy cơ cao bị biến dạng cột sống.

Lúc này cha mẹ có thể nhìn thấy rõ nhất các triệu chứng như ngồi xiêu vẹo, đi lệch về 1 bên, đau lưng nhức mỏi…

Vì vậy để tránh con mình bị biến dạng cột sống, cha mẹ cần chủ động nhắc nhở con mình ngồi học phải đúng tư thế, đi thẳng nhìn về phía trước để tránh bị gù lưng, cũng như mang ít sách vở trong cặp để giảm sức nặng đè lên vai và lưng. Nếu như trẻ đã bị biến dạng cột sống thì nên nẹp đai cột sống để lấy lại dáng lưng cho thẳng.

4. Thấp khớp:

Bệnh xương khớp này tưởng chừng như chỉ gặp ở người già nhưng thực tế trẻ em cũng có nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là vào những lúc thay đổi thời tiết. Lúc đầu trẻ sẽ bị đau họng và sốt là những triệu chứng của viêm họng đỏ cấp tính. Sau khoảng 2 tuần thì sẽ có thêm các triệu chứng khác như: sưng tấy, sốt cao, đau các khớp vai, háng, cơ thể mệt mỏi, người gầy xanh xao…sau một vài ngày rồi lại hết, không để lại vết tích gì. Bệnh thấp khớp này hay gặp ở trẻ từ 5-15 tuổi nên bạn phải hết sức lưu ý.

Khi có các dấu hiệu của thấp khớp cấp, bạn nên cho trẻ điều trị cũng như phòng bệnh theo các cách mà chúng tôi đã hướng dẫn ở bài viết trước đây để tránh tổn thương tim mạch và ngăn bệnh trở nặng hơn.

5. Viêm cột sống dính khớp:

Những triệu chứng lúc đầu khi trẻ mắc bệnh xương khớp này là người gầy sút, đau cột sống lưng, mệt mỏi, hạn chế vận động, Mỗi khi sáng sớm ngủ dậy trẻ sẽ cảm thấy bị cứng cột sống, phải một lúc sau mới đỡ chút xíu. Khi về đêm thì cột sống thắt lưng đau rất nhiều. Về lâu dài thì người bệnh rất dễ bị các biến chứng như: vẹo cột sống, mất khả năng vận động, đứng lên ngồi xuống rất khó khăn, bị tổn thương nội tạng kèm theo, ngoài ra nó còn gây ra 1 số bệnh như lao phổi, suy hô hấp, liệt hai chi dưới, tâm phế mãn.

Khi thấy có dấu hiệu trên thì cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ khám chữa kịp thời. Ở giai đoạn bệnh chưa phát triển nặng thì người bệnh sử dụng các biện pháp vật lý trị liệu kết hợp với dùng thuốc để giảm ảnh hưởng của các triệu chứng của bệnh lên khớp và cột sống. Ở giai đoạn bệnh đã tiến triển nặng thì cần kết hợp điều trị nội khoa, phẫu thuật mới có thể điều trị hết được các biến chứng do viêm cột sống dính khớp gây ra.