Vôi hóa cột sống cổ hay còn được gọi là thoái hóa đốt sống cổ, đây chính là quá trình bệnh lý ở các đốt sống cổ. Ban đầu, tình trạng bệnh chỉ là bị hư khớp tại các diện thân đốt và đĩa liên đốt tới các màng, dây chằng. Khi bệnh càng về sau thì càng xuất hiện các hiện tượng thoái hóa đốt sống gây đau vùng cổ, đặc biệt là khi bạn vận động tại khu vực vùng cổ.

 Triệu chứng của bệnh vôi hóa cột sống cổ

– Khi tác động cổ sẽ bị vướng, bị đau, thỉnh thoảng sẽ bị vẹo cổ

– Có các cơn đau kéo dài từ phía gáy lan ra phần tai, cổ, ảnh hưởng tới tư thế của đầu, cổ và lan lên tới đầu. Từ đó khiến người bệnh bị đau nhức ở phần đầu, vùng chẩm, vùng trán. Thậm chí đau lan từ gáy xuống bả vai và từ phần cánh tay ở một bên hoặc cả ở hai bên.

– Khi đi khám sẽ thấy các cử động bị hạn chế ở phần cổ với cảm giác bị cứng gáy, bị đau khi ấn vào các gai xương và mỏm ngang của cột sống cổ. Khi chụp X- quang cột sông cổ sẽ khiến mất đi phần đường cong sinh lý, bị hẹp đĩa liên đốt gây biến dạng ở thân đốt và các gai xương.

– Khi bị thoái hóa đốt sống cổ ở đoạn cao C1 – C4 thì người bệnh còn mắc các triệu chứng như bị nấc, ngáp và chóng mặt.

Khi bị thoái hóa đốt sống cổ sẽ gây các loại tổn thương vào lỗ tiếp hợp, gây rối loạn tuần hoàn não. Tránh hiện tượng bị gãy, trật khớp gây liệt chi hoặc tử vong thì người bệnh tuyệt đối không nên vặn, ấn cổ và nằm gối quá cao. Bởi vậy, người bệnh cần thăm khám lâm sàng thần kinh kết hợp với thăm dò siêu âm để giúp xử trí việc thoái hóa đốt sống cổ kịp thời nhất.

Triệu chứng, phương pháp phòng bệnh vôi hóa cột sống cổ

Một số bài tập luyện giúp phòng, hạn chế bệnh vôi hóa cột sống cổ

+ Vận động phần đầu và khởi động cổ: Thực hiện bài tập bằng cách ngẩng đầu và cúi đầu, sau đó quay về vị trí cũ. Tiếp theo nhìn sang trái, phải, xuống dưới, lên trên. Thực hiện động tác này chia làm 4 lần, động tác nên cần phải khởi động mất khoảng thời gian 5 phút, đảm bảo cơ thể được nóng lên trước khi bắt đầu tập.

+ Bài tập có tác dụng cho phần cổ: Tiến hành xoay đốt sống cổ, tiếp theo luồn tay lên nắm lấy cổ đồng thời đưa đầu cong lên hết cỡ. Sau đó thực hiện động tác chèo thuyền để vận động toàn bộ hệ thống xương sống của cơ thể.

+ Bài tập với các động tác mạnh: Bài tập này phù hợp với các thanh niên hơn, người vao tuổi không nên thực hiện vì ở độ tuổi này hệ xương khớp không được dẻo dai nữa.

+ Tập một số động tác múa: Nằm cả người dưới đất và vặn xương sống thành hình chữ S vì phải để cho xương sống cổ, phần lưng được giãn ra hoàn toàn, đặc biệt là ở phần lưng và cổ. Hướng đầu xuống đất khi thực hiện và mặt quay lên trên sẽ có tác dụng tốt cho đốt sống cổ. Mục tiêu của bài tập này là phương pháp giúp bảo vệ chủ yếu phần đốt sống cổ.

Với các bài tập luyện tập phần cổ như trên và bạn thường xuyên tập luyện thì chắc chắn bạn sẽ đẩy lùi được căn bệnh vôi hóa cột sống cổ.