Các câu hỏi như bệnh vôi hóa cột sống là gì? Các phương pháp điều trị cũng như phòng ngừa như thế nào… là các câu hỏi được nhiều người tìm kiếm.  

Vôi hóa cột sống là gì?

Vôi hóa cột sống hay còn có tên gọi khác là gai cột sống. Bệnh này do sự thoái hóa của xương hoặc sụn. Trong các nghiên cứu cho thấy thì nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với nữ giới, phụ nữ có độ tuổi mãn kinh cũng thường hay bị mắc bệnh vôi hóa cột sống. Bệnh nhân bị vôi hóa cột sống thường cảm thấy đau vì gai cọ xát với xương hoặc các phần mềm khác ở xung quanh.

Vôi hóa cột sống là gì? Cách điều trị, phòng ngừa bệnh vôi hóa cột sống

Người bị bệnh vôi hóa cột sống thường có triệu chứng đau ở phần cổ, thắt lưng, đặc biệt là khi bệnh nhân đi, đứng. Thậm chí bị đau lan xuống khu vực vai, gây nhức đầu khi bị gai ở cột sống cổ, chuyển xuống vùng lưng và chân khi bị ở cột sống lưng. Thường các cơn đau sẽ tăng lên khi cử động và nghỉ ngơi sẽ giảm đi.

Có nhiều trường hợp vôi hóa cột sống xuất hiện ở cạnh hoặc phía trước của cột sống cho nên gai không cọ sát với phần rễ của thần kinh, tủy sống ở phía sau. Bởi vậy ít gây ra các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng con người. Mặc dù vậy nhưng cũng có một số trường hợp hiếm có thể xảy ra như gai bị gẫy và chạy vào phần giữa của khớp xương. Từ đó gây khó khăn cho sự co duỗi của khớp. Cũng có thể bị gai đè vào rễ thần kinh gây mất cảm giác ở tứ chi.

Điều trị, phòng ngừa bệnh vôi hóa cột sống

Bệnh vôi hóa cột sống là loại bệnh khi được chẩn đoán sớm, đưa ra các cách điều trị thích hợp sẽ tránh được các loại biến chứng nguy hiểm. Thông thường cách điều trị bệnh chủ yếu là bằng việc hạn chế vận động, tránh bị chấn thương lên vùng xương khớp, bên cạnh đó là cần có một chế độ dinh dưỡng phù hợp, khoa học.

Khi đã biết vôi hóa cột sống là gì cũng như biết bệnh nguy hiểm như thế nào thì người bệnh cần phải tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để có thể sớm cải thiện tình trạng của sức khỏe.

Để phòng bệnh vôi hóa cột sống, chúng ta cần phải bảo vệ xương cột sống của mình như: Tránh làm việc quá sức; mang vác, xách đồ vật nặng nhọc; có một chế độ dinh dưỡng khoa học trong chế độ ăn hàng ngày; tăng cường các vitamin và khoáng chất cần thiết giúp xương chắc khỏe. Đặc biệt là nên luyện tập thể dục thể thao thường xuyên bằng các bài tập đơn giản, phù hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ.