Nếu như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp...là những bệnh mà chúng tôi đề cập đến nhiều ở các bài viết trước đây thì ở bài này chúng tôi sẽ nói về bệnh còi xương ở trẻ nhỏ. Trong những năm gần đây tỷ lệ trẻ em bị còi xương ngày một gia tăng, đặc biệt ở những quốc gia kém phát triển. Vậy cụ thể bệnh còi xương là gì? Tại sao trẻ em lại bị còi xương? Nó ảnh hưởng như thế nào đến tương lai của con trẻ? Các ông bố bà mẹ hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé.

1. Bệnh còi xương ở trẻ em là gì?

Nó là bệnh khi hệ xương của trẻ còn đang trong giai đoạn phát triển lành mạnh thì bị rối loạn chuyển hóa phốt pho và canxi do thiếu vitamin D. Hay có thể hiểu một cách đơn giản hơn nó chính là bệnh loãng xương do thiếu vitamin D.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh còi xương ở trẻ em

-Nguồn cung cấp vitamin D:

+Nội sinh là nguồn chủ yếu cung cấp vitamin D. Chất tiền vitamin D thường hay có trên da trẻ em có tên là 7 – Dehydrocholesteron. Chất này sẽ chuyển thành vitamin D nếu có ánh sáng tử ngoại của mặt trời.

+Vitamin D cũng có trong thực phẩm hàng ngày. Một số loại thức ăn giầu vitamin D như trứng, dầu gan cá. Ngoài ra nó còn có trong sữa bò là 10 đv/ lít, sữa mẹ là 50 đv/ lít.

-Vai trò của vitamin D với xương khớp trẻ em:

+Đưa phốt pho và canxi từ máu vào lắng đọng vào xương.

+Vitamin D sẽ giúp cho quá trình hấp thụ phốt pho và canxi từ ruột vào máu được dễ dàng hơn.

+Hormon cân giáp sẽ giúp cho vitamin D làm tăng tái hấp thu phốt pho và canxi ở ống lượn xa của thân.

+Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị thiếu vitamin D:

-Ăn uống:

+Mẹ cho trẻ ăn quá nhiều bột sẽ làm cản trở quá trình hấp thụ phốt pho và canxi.

+Sữa mẹ dễ hấp thu, có tỷ lệ phốt pho và canxi hợp lý và nhiều vitamin D cao hơn sữa bò. Nhưng mà trẻ em thiếu sữa mẹ nên cũng là nguyên nhân dẫn đến còi xương.

-Thiếu ánh nắng mặt trời:

+Mẹ cho trẻ mặc quá nhiều quần áo

+Nhà ở tối tăm, chật hẹp

+Vào mùa xuân hoặc mùa đông hay có thời tiết sương mù

+Không cho trẻ em tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.

-Do một số yếu tố nguy cơ:

+Trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn nhất là ở hệ hô hấp và hệ tiêu hóa

+Trẻ dưới 2 tuổi có nguy cơ mắc bệnh khá cao vì đây là lúc xương của trẻ phát triển mạnh nhất.

+Do quá trình tổng hợp vitamin D tại da bị cản trở nên trẻ em da màu hay bị còi xương hơn.

+Do hệ thống men tham gia vào chuyển hóa vitamin D còn yếu, trong thời kỳ bào thai cơ thể lại không dự trữ đủ vitamin D và muối khoáng nên trẻ lúc mới sinh ra có cân nặng thấp ( dưới 2,5kg ) thì có nguy cơ bị bệnh còi xương lớn hơn so với những đứa trẻ khác.

+Trẻ bị thiếu hụt enzym chuyển hóa vitamin D, cũng như bị rối loạn hấp thu các chất bao gồm muối khoáng và vitamin D ( trẻ bị suy dinh dưỡng ). Thiếu vitamin D còn làm tăng cảm nhiễm với vi khuẩn, giảm sức đề kháng của cơ thể, tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng nhiều hơn.

+Trẻ bị hội chứng kém hấp thu cũng dẫn đến tình trạng thiếu vitamin D. Các bệnh như nhiễm ký sinh trùng đường ruột, bệnh tiêu chảy kéo dài hay viêm gan tắt mật đều ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng hấp thu vitamin D của trẻ và làm tăng nguy cơ bị bệnh còi xương.

Bệnh còi xương ở trẻ em là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh như thế nào? 1

3. Biểu hiện của trẻ bị bệnh còi xương?

-Những trường hợp nặng sẽ để lại di chứng: vòng cổ chân, chuỗi hạt sườn, chân cong hình chữ O, chữ X, do ức gà.

-Trẻ hay giật mình, quấy khóc cha mẹ lúc ngủ, ra nhiều mồ hôi khi ngủ, ngủ không yên giấc.

-Trẻ có thể bị co giật do bị hạ canxi máu xảy ra trong trường hợp còi xương cấp tính.

-Trẻ bị rụng tóc sau gáy tạo thành hình vành khăn

-Chậm phát triển vận động như: chậm biết bò, chậm biết lẫy, đi đứng…

-Thóp lâu kín, thóp rộng, đầu bẹp cá trê, bờ thóp mềm, bướu trán dô, có các bướu đỉnh.

-Trường lực cơ nhẽo, răng mọc chậm, táo bón.

4. Các bà mẹ cũng nên lưu ý những điều sau khi trẻ bị bệnh còi xương:

-Theo số liệu điều tra của viện dinh dưỡng thì tỷ lệ trẻ thấp còi ở việt nam khoảng 33%- một con số khá cao. Trẻ suy dinh dương thể còi cọc có thể không hoặc kém còi xương, và có chiều cao cũng như cân nặng thấp hơn những trẻ bình thường khác.

-Nếu ít phơi nắng thì trẻ bụ bẫm cũng sẽ bị thiếu vitamin D do nhu cầu cao.

-Hàm lượng sữa mẹ chứa lượng vitamin D khoảng 22 UI/ lít, cho nên trẻ phải phơi nắng thường xuyên và phải ăn uống nhiều chất có chứa vitamin D, đặc biệt là vào mùa đông.

-Trẻ da sậm màu dễ bị thiếu vitamin D hơn.

-Không nên cho trẻ ăn với thực phẩm có chứa dầu mỡ. Vì vitamin D là loại tan trong dầu mỡ nên thì trẻ có ăn nhiều đồ đi chăng nữa thì cũng sẽ bị tan hết, và kết quả là trẻ vẫn bị bệnh còi xương.

-Cho trẻ ăn quá nhiều thực phẩm có chứa đạm cũng sẽ làm tăng nguy cơ mất canxi qua thận.

Ở bài viết sau chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bà mẹ cụ thể về cách điều trị cũng như phòng ngừa bệnh còi xương ở trẻ em. Các bà mẹ chú ý đón xem nhé !