Trong lịch sử ghi nhận các loại bệnh lý của con người thì bệnh Gout ( gút ) là bệnh lâu đời nhất - những 2000 năm. Ngày xưa nó được coi là bệnh của giới quý tộc, nhà giàu và xuất hiện nhiều ở nam giới trong độ tuổi từ 35-45. Hiện nay trên thế giới và Việt Nam đang có hàng triệu người đang phải tích cực điều trị vì căn bệnh này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về căn bệnh kỳ lạ này nhé:

1. Bệnh Gout là gì

Bệnh Gout ( tiếng Pháp là Goutte ), theo Hán Việt đọc là bệnh Thống Phong, tiếng việt đọc là bệnh Gút. Nó là một dạng viêm khớp mang lại những cơn đau nhức và sưng tấy tại các khớp bị Gout. 1 hay nhiều khớp sẽ bị đau nhức, sưng đỏ, và khó cử động. Nếu không chữa trị thì sẽ tổn thương gân, khớp và nhiều mô khác. Khớp xương hay bị bệnh Gout nhất là khớp bàn ngón chân cái.

2. Nguyên nhân của bệnh Gout

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến bệnh Gout là do sự cố về 5 loại gen này: Glc6-photphat tại gan, HGPRT1 và 3 gen PRPPs1,2,3 có trong tinh hoàn. Trong cơ thể con người Acid Uric là chất thải hình thành bởi sự phá hủy của chất purin có trong các tế bào của cơ thể. Bệnh gout hình thành là do rối loạn chuyển hóa purin làm tăng acid uric máu dẫn đến ứ đọng tinh thể muối Urat tại khớp gây viêm khớp. Như ở trên đã nói, bệnh xảy ra ở giới nhà giàu và thường ở những người béo phì. Họ bị béo phì do thói quen ăn nhậu, ăn uống không phù hợp nên làm tăng hàm lượng purin mà còn tạo ra các gốc tự do và gắn vào bất cứ loại gen nào có khả năng biến đổi. Axit Uric nếu ở trong máu quá cao còn có thể kết tủa thành các tinh thể ( đầu nhọn, hình kim ) tích ở trong các khớp xương. Những tinh thể kết tủa này còn có thể gây ra tình trạng gout giả. Gout giả này lại được tạo thành từ dihydrat pyrophosphat calci và nó sẽ làm ảnh hưởng đến các khớp như cổ tay, đầu gối và mắt cá bàn chân.

Một số nguyên nhân khác cũng làm cho bạn mắc bệnh Gout như:

  • -Gia đình có người bị bệnh Gout
  • -Bệnh thận
  • -Thiếu máu
  • -Tăng huyết áp
  • -Dùng vài loại thuốc như cyclosporine hay niacin. Một số loại thuốc lợi tiểu như furosemide hay hydrochlorothiazide
  • -Giải phẫu, bị thương, quang tuyến trị liệu.
  • -Bạn mắc bệnh đái tháo đường
  • -Uống quá nhiều rượu bia
  • -Ăn quá nhiều đồ ăn có chứa purin cao như thận, gan, óc…

Bệnh Gout là gì? Nguyên nhân, triệu chứng chẩn đoán và điều trị bệnh gút 1

3. Triệu chứng của bệnh Gout

Triệu chứng rõ rệt nhất thường là ở ngón chân cái bị sưng đỏ và đau nhức ( hay còn gọi là triệu chứng podagra ). Cơn đau sẽ xảy đến thường sau khi bạn ăn uống hoặc có một tác động vật lý nào đó. Cơn đau thường xuất hiện vào ban đêm và xuất hiện ở những khu vực như đầu gối, khớp mắt cá chân, cổ tay, bàn chân. Người bệnh chỉ bị đau một lúc vào đêm và sẽ giảm đau vào 2-7 ngày sau đó ( đây chính là lý do khiến nhiều người nhầm tưởng là bệnh gout đã thuyên giảm ) và vùng da tương ứng có dấu hiệu ngứa và bị tróc ra.

Những triệu chứng khác bao gồm:

  • -Người bệnh bị sốt
  • -Vùng da tương ứng bị nhiễm trùng
  • -Người bệnh cử động rất khó.
  • Một số triệu chứng gout thay đổi:
  • -Một số người bị bệnh gout mãn tính những có những triệu chứng dễ nhầm với các bệnh viêm khớp khác
  • -Có thể xuất hiện thêm những cục trên bàn tay, khuỷu tay hoặc tai.
  • -Sưng túi dịch đệm thường thấy ở các cơ như đầu gối và khuỷu tay.

4. Hậu quả của bệnh Gout:

Dù là nam hay là nữ thì vẫn có nguy cơ mắc bệnh gout như nhau, tuy nhiên tỷ lệ xuất hiện ở nam giới lại cao hơn. Ban đầu người bệnh sẽ bị đau dữ dội và sưng tấy ở 1 vùng khớp. Sau khi được giảm đau thì người bệnh sẽ tưởng rằng đã khỏi bệnh nhưng thực tế bệnh vẫn đang phát triển ngày một nặng hơn. Ở giai đoạn cuối thì sẽ xuất hiện cục topus ( hạt tophi ) gây biến dạng khớp và có thể làm người bệnh thành tàn phế.

5. Phương thức chẩn đoán bệnh Gout:

Có thể chẩn đoán bệnh Gout bằng cách chọc hút dịch khớp và sử dụng kính hiển vi để tìm tinh thể muối Urat. Tuy nhiên với những người bị gout ở ngón chân cái thì rất khó lấy được dịch ở khớp. Hơn nữa lượng Acid Uric có thể bình thường trong những cơn đau cấp tính hoặc có những trường hợp lượng acid uric trong máu cao nhưng người bệnh lại không đau, vì vậy rất khó xét nghiệm. Mặc dù vậy có thể theo dõi nồng độ Acid Uric máu để theo dõi hiệu quả điều trị thông qua nồng độ Urat trong máu giảm.

Cách tốt nhất là cho người bệnh uống Colchicine, sau một vài tiếng nếu như thấy người bệnh bớt đau thì có thể chẩn đoán đó là bệnh gout.

Đối với chiếu X Quang thì sẽ chỉ loại bỏ được các nguyên nhân gây viêm khớp khác chứ không chẩn đoán được chính xác được bệnh Gout trong giai đoạn đầu. Ở giai đoạn cuối những chỗ khớp bị thoái hóa hoặc bị biến dạng sẽ dễ dàng trông thấy hơn.

6. Cách điều trị bệnh Gout:

Điều trị bằng thuốc tây: Khi bệnh nhân bị cơn gút cấp có thể sử dụng thuốc chống viêm Steroid ( NSAID ). Ngoài ra bạn có thể sử dụng thêm thuốc colchicine 2-3 lần/ ngày. Để tránh bị mắc bệnh gout trong thời gian dài dẫn đến kéo theo các bệnh khác như gan, phù nề, người bệnh cần đến bệnh viện để có hướng điều trị kịp thời.

Ngoài ra bạn có thể điều trị bằng một số loại dược liệu như: cây móng quỷ, giấm táo, cỏ linh lăng, bồ công anh….

Bệnh Gout là căn bệnh có tốc độ phát triển rất nhanh và khá là khó chữa. Khi đã mắc bệnh bạn nên lưu ý uống thuốc và điều trị theo đúng phác đồ bác sĩ đưa ra mới mong ngăn ngừa được cơn đau tái phát, giúp bạn có thể tận hưởng cuộc sống vui vẻ, thoải mái.