Ở bài viết lần trước chúng tôi có đề cập đến nguyên nhân gây ra bệnh viêm tủy xương hàm cũng như các triệu chứng gây bệnh. Quá trình gây bệnh có 3 giai đoạn là sung huyết cấp, làm mủ và tái tạo xương. Sau khi đọc xong có khá nhiều bạn đọc thắc mắc về cách điều trị căn bệnh này, vì vậy chúng tôi sẽ giải đáp qua bài viết dưới đây:

  1. Điều trị viêm xương tủy hàm do nguyên nhân tại chỗ:

Điều trị phẫu thuật:

-Sau khi tách xương mục thì lấy xương ra theo đường ngoài hoặc trong miệng ( tránh sẹo ) hoặc theo cả 2 đường cũng được.

-Cần mổ áp xe cho sớm để loại bỏ vi khuẩn, giảm chất độc, giảm đau do căng mủ và đề phòng nhiễm khuẩn lan rộng ra. Một bước nữa cũng quan trọng là rạch dẫn lưu mủ, có thể rạch dẫn lưu đường ngoài miệng hay trong miệng.

Điều trị bằng thuốc:

-Cho người bệnh bổ sung nhiều vitamin A, B, C, D, dùng các loại thuốc giảm đau để nâng đỡ thể trạng và chế độ ăn uống nhiều calo và protein.

-Có thể dùng vacxin ( huyết thanh chống liên cầu khuẩn, huyết thanh chống hoại tử, tụ cầu khuẩn ).

-Người bệnh trong giai đoạn viêm cấp có thể cho dùng kháng sinh liều đủ mạnh có phổ rộng. Dùng thuốc cho đến khi nào hết triệu chứng lâm sàng tại chỗ và toàn thân.

-Nếu người bệnh mất nước, hồng cầu thấp có thể cho truyền huyết tương, dịch hay máu.

Điều trị di chứng:

-Nếu như để lại di chứng trên cơ thể người bệnh như sẹo xơ thì phải phẫu thuật tạo hình.

-Nếu để lại di chứng là mất xương thì phải phẫu thuật ghép xương sau khi khỏi bệnh.

-Iot-iodua với ion hóa có tác dụng trên sẹo xơ và sẹo dính.

-Nếu như khớp giả ảnh hưởng nhiều đến các chức năng thì phải phẫu thuật ghép xương hoặc phẫu thuật tái tạo lại khớp. Còn nếu khớp giả không ảnh hưởng nhiều đến chức năng thì không cần chữa trị.

-Sóng trung tần và cao tần cũng có tác dụng như tia hồng ngoại vậy.

-Nếu như người bệnh bị mất xương vòm miệng thì phải bịt bằng hàm giả hoặc phẫu thuật tạo hình bịt lỗ thông miệng.

-Tia hồng ngoại có tác dụng làm giảm xung huyết và giảm đau

-Điều trị điện lí liệu có tác dụng khít hàm và giảm đau.

Điều trị theo thể bệnh và định khu:

-Viêm xương ổ răng: nếu như viêm mủ thì lấy xương răng, nạo ổ răng, rửa ổ răng bằng dung dịch kháng sinh. Còn nếu như viêm khô thì đặt băng tẩm Iodofoc trong ổ răng

Các phương pháp điều trị viêm tủy xương hàm do nhiều nguyên nhân khác nhau 1

-Dày màng xương, viêm xương màng xương: tùy vào nguyên nhân mà điều trị sao cho phù hợp: bảo tồn răng, điều trị tủy, nhổ răng hoặc cắt chóp răng kết hợp với điều trị kháng sinh.

-Viêm xương tủy tỏa lan: Nếu như xuất hiện áp xe thì phẫu thuật kết hợp với điều trị bằng thuốc, nhổ răng và lấy xương mục.

-Nếu dưới màng xương xuất hiện áp xe: Rạch dẫn lưu áp xe nơi thấp kết hợp với điều trị bằng thuốc.

  1. Điều trị viêm tủy xương hàm do nguyên nhân toàn thân:

-Điều trị viêm tủy xương hàm do nấm Actinomyces:

+Rạch dẫn lưu, mở rộng ổ áp xe, dùng dung dịch có iot để bơm rửa tại chỗ. Nếu có xương mục thì lấy ra ( sau khi tách rời xong ).

+Dùng kháng sinh kết hợp với iot ( 8g/ ngày ) để điều trị toàn thân và chống bội nhiễm.

-Điều trị viêm tủy xương hàm theo đường máu:

Điều trị giống như bệnh nhiễm khuẩn huyết cấp vậy. Trong lúc làm kháng sinh đồ thì phải điều trị bằng các loại kháng sinh có phổ rộng, liều lượng lớn thì việc điều trị mới có hiệu quả cao. Trước khi hình thành mủ phải phân lập vi khuẩn, lúc nhiệt độ cao nhất phải lấy máu luôn và nghiên cứu độ nhạy của vi khuẩn với các loại thuốc kháng sinh. Sau khi có kết quả kháng sinh thì bác sĩ cho người bệnh viêm tủy xương hàm điều trị theo kháng sinh đồ. Kể cả sau khi người bệnh đã hết mủ và hết các triệu chứng lâm sàng thì vẫn phải điều trị kháng sinh đối với nhiễm khuẩn huyết.

Thăm dò sau khi tách rời xương mục, cho người bệnh dùng kháng sinh đến khi cơ thể người bệnh và công thức máu về lại bình thường, hết hẳn sốt.

Có thể bơm rửa kháng sinh và dùng kháng sinh toàn thân tại chỗ qua đường rò.

Điều trị hoại tử do chất lân: lấy xương mục của người bệnh ( xung quanh xương mục có màng xương dày và lớp vỏ xương dày bao bọc, chỗ trung tâm xương mục thường là nơi bị nhiễm độc chất lân khá nặng ).

Điều trị viêm tủy xương hàm do lao: Dùng thuốc chống lao để điều trị như các bệnh nhân bị bệnh lao như bình thường. Nếu như người bệnh có xương mục và hình thành áp xe thì tiến hành phẫu thuật.

Điều trị hoại tử xương do asen: Trong trường hợp lợi và xương của người bệnh bị hoại tử thì cần phải rửa xương hoại tử bằng nước muối sinh lý, nạo sạch núm lợi hoại tử và bôi ơgiênol. Tiếp theo lấy phần xương đã bị hoại tử ra khỏi người bệnh.

Điều trị viêm tủy xương hàm do giang mai: Nếu như người bệnh có áp xe thì phẫu thuật và lấy hết xương mục ra. Kết hợp dùng thêm các loại thuốc chống giang mai nữa.